Mang thai - BebéCare https://blog.bebecare.vn/suc-khoe-me-bau/mang-thai/ Cùng ba mẹ nuôi con Fri, 08 Nov 2024 04:25:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 https://blog.bebecare.vn/wp-content/uploads/2023/09/cropped-logo1x1-w-32x32.png Mang thai - BebéCare https://blog.bebecare.vn/suc-khoe-me-bau/mang-thai/ 32 32 Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý để đón em bé chào đời https://blog.bebecare.vn/8-dau-hieu-sap-sinh-me-can-dac-bit-luu-y/ https://blog.bebecare.vn/8-dau-hieu-sap-sinh-me-can-dac-bit-luu-y/#respond Fri, 08 Nov 2024 04:23:07 +0000 https://blog.bebecare.vn/?p=1770 Việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho thời điểm đón bé yêu chào đời. Hầu hết các mẹ bầu thường lo lắng vào những tháng cuối của thai kỳ, không biết khi nào mình sẽ chuyển dạ. Tuy nhiên, với những kiến thức về các dấu

The post Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý để đón em bé chào đời appeared first on BebéCare.

]]>
Việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho thời điểm đón bé yêu chào đời. Hầu hết các mẹ bầu thường lo lắng vào những tháng cuối của thai kỳ, không biết khi nào mình sẽ chuyển dạ. Tuy nhiên, với những kiến thức về các dấu hiệu sắp sinh dưới đây, mẹ có thể bình tĩnh và chuẩn bị tâm lý tốt cho hành trình “vượt cạn”, cùng tìm hiểu qua bài viết 8 Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý để đón em bé chào đời, sau đây.

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi các cơ ở tử cung co bóp liên tục, cổ tử cung mở rộng, giúp thai nhi di chuyển từ tử cung ra ngoài. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, từ khi bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt cho đến khi bé chào đời. Mỗi mẹ bầu sẽ có thời gian chuyển dạ khác nhau, và việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh là rất quan trọng.

2. Các dấu hiệu sắp sinh thường gặp

Dưới đây là 8 dấu hiệu sắp sinh phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp trước khi bước vào quá trình chuyển dạ:

2.1. Sa bụng dưới

Khi bé yêu đã sẵn sàng chào đời, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu của mẹ. Điều này khiến bụng dưới của mẹ sa xuống, tạo cảm giác bụng nặng và mẹ di chuyển khó khăn hơn. Đối với những mẹ mang thai lần đầu, dấu hiệu này dễ nhận biết hơn so với những người đã sinh con trước đó. Mẹ có thể cảm thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn gây áp lực lên phổi.

2.2. Cơn gò tử cung chuyển dạ

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu rõ ràng của quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn co thắt xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng gia tăng. Những cơn gò này khiến bụng trở nên cứng và đau, không giảm dù mẹ đã thay đổi tư thế. Khi các cơn co thắt diễn ra liên tục, đều đặn, cách nhau khoảng 5-10 phút, đó chính là dấu hiệu chuyển dạ thực sự.

2.3. Vỡ ối

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất, báo hiệu bé yêu sắp chào đời. Mẹ sẽ cảm nhận được dòng nước ối chảy ra từ âm đạo, thường không gây đau đớn. Lượng nước ối có thể chảy mạnh hoặc nhỏ giọt tùy vào từng mẹ bầu. Khi mẹ bị vỡ ối, cần đến bệnh viện ngay lập tức vì việc vỡ ối quá lâu có thể gây nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.

Kết quả hình ảnh cho Title 8 Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý để đón em bé chào đời

Các dấu hiệu của chuyển dạ

2.4. Mất nút nhầy

Nút nhầy cổ tử cung là lớp bảo vệ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung trong suốt thai kỳ. Khi gần đến ngày sinh, nút nhầy sẽ rơi ra ngoài, biểu hiện bằng dịch nhầy có lẫn máu màu hồng nhạt hoặc đỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho cuộc sinh nở. Tuy nhiên, thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi sinh thực sự có thể dao động từ vài giờ đến vài ngày.

2.5. Cổ tử cung giãn nở

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cổ tử cung của mẹ sẽ bắt đầu mở rộng và mỏng đi để chuẩn bị cho bé yêu chào đời. Độ giãn nở của cổ tử cung có thể được theo dõi qua các lần khám thai định kỳ. Khi cổ tử cung mở rộng đến 10cm, mẹ sẽ sẵn sàng cho quá trình sinh nở.

2.6. Cảm giác đau lưng và chuột rút

Mẹ bầu có thể cảm thấy các cơn đau lưng và chuột rút xuất hiện nhiều hơn khi gần đến ngày sinh. Các cơn đau này do sự thay đổi và giãn ra của các cơ và dây chằng ở vùng xương chậu, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi di chuyển qua đường sinh.

2.7. Tăng tiết dịch âm đạo

Một trong những dấu hiệu sắp sinh khác là sự gia tăng dịch tiết từ âm đạo. Dịch này có thể trong suốt hoặc có lẫn một ít máu. Việc tăng tiết dịch âm đạo cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cổ tử cung đang mở dần để sẵn sàng cho bé yêu.

2.8. Bản năng “làm tổ”

Nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng vào những ngày cuối thai kỳ, muốn dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa và chuẩn bị mọi thứ để đón bé. Đây là bản năng “làm tổ”, một dấu hiệu cho thấy mẹ đang chuẩn bị tinh thần cho ngày chào đời của con.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý vào 3 tháng cuối thai kì để vượt cạn thành công

3. Khi nào cần đến bệnh viện?

Mặc dù các dấu hiệu sắp sinh có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu, nhưng khi xuất hiện các dấu hiệu như cơn gò tử cung diễn ra đều đặn, vỡ ối, hoặc mất nút nhầy, mẹ cần đến bệnh viện ngay. Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu nhiều, đau bụng dữ dội, hoặc giảm cử động của thai nhi, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Xem chi tiết hình ảnh liên quan. 代孕和试管婴儿是一回事吗?为什么不支持代孕合法化?|代孕|试管婴儿|代孕妈妈_新浪新闻

Khi nào cần đến bệnh viện

Xem thêm: Giai đoạn thai kì: Tháng thứ 10

4. Làm gì khi thấy dấu hiệu sắp sinh?

Khi nhận thấy các dấu hiệu sắp sinh, mẹ cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước sau:

  • Thông báo cho người thân và chuẩn bị đồ đạc để đến bệnh viện.
  • Theo dõi thời gian giữa các cơn co thắt tử cung để biết khi nào cần nhập viện.
  • Đảm bảo đã sắp xếp mọi vật dụng cần thiết cho cả mẹ và bé.
  • Nghỉ ngơi và giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng

Kết quả hình ảnh cho Title 8 Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý để đón em bé chào đời

Làm gì khi thấy dấu hiệu sắp sinh

 

Xem thêm: Danh sách đầy đủ những đồ dùng cần thiết khi đi sinh cho mẹ và bé

5. Lời kết

Nhận biết các dấu hiệu sắp sinh không chỉ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho hành trình sinh nở, mà còn giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dù là dấu hiệu sa bụng dưới, cơn gò tử cung hay mất nút nhầy, mẹ cần lắng nghe cơ thể và đến bệnh viện đúng lúc. Hãy giữ tâm lý thoải mái, bởi bé yêu sẽ sớm chào đời và mang lại niềm vui lớn lao cho gia đình.

The post Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý để đón em bé chào đời appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/8-dau-hieu-sap-sinh-me-can-dac-bit-luu-y/feed/ 0
Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không? https://blog.bebecare.vn/ba-bau-buon-ngu-3-thang-cuoi-co-nguy-hiem-khong/ https://blog.bebecare.vn/ba-bau-buon-ngu-3-thang-cuoi-co-nguy-hiem-khong/#respond Sat, 24 Jun 2023 03:41:51 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=601 Mang thai là quá trình có rất nhiều sự thay đổi ở cơ thể, trong đó do sự tác động của hormone khiến bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ hơn. Đây là giai đoạn bị mất ngủ và ngủ khó nhất trong toàn bộ thai kỳ của các mẹ bầu. Với tần

The post Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không? appeared first on BebéCare.

]]>
Mang thai là quá trình có rất nhiều sự thay đổi ở cơ thể, trong đó do sự tác động của hormone khiến bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ hơn. Đây là giai đoạn bị mất ngủ và ngủ khó nhất trong toàn bộ thai kỳ của các mẹ bầu.

Với tần suất đi tiểu nhiều lần, các bà bầu thường không thoải mái, thêm cân nặng cơ thể tăng đáng kể, phải chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn, các bà bầu thường khó ngủ và khá tỉnh táo vào ban đêm. Nhưng ở 3 tháng cuối thai kỳ, lại rất dễ mệt mỏi và buồn ngủ, thậm chí là ngủ nhiều hơn 10 tiếng. Như vậy có nguy hiểm đến mẹ và bé không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Nguyên nhân bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ

Sự gia tăng và thay đổi các hormone khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu gây nên những cơn buồn ngủ kéo dài. Ngoài ra do kích thước và trọng lượng thai nhi lớn hơn tạo áp lực lên nhiều cơ quan, các bộ phận cơ thể cũng hoạt động nhiều hơn bình thường khiến cơ thể mẹ nhanh chóng mất sức, mệt mỏi. Từ đó, cơ thể luôn muốn nghỉ ngơi.

Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Hiện tượng buồn ngủ khi mang thai là vấn đề rất bình thường và không có ảnh hưởng xấu gì đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, buồn ngủ lại gây ra không ít sự khó chịu đối với mẹ. Bởi vì, buồn ngủ sẽ gây cản trở trong quá trình mẹ bầu hoạt động hoặc làm việc hàng ngày từ đó khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, dễ bị trì trệ.

Đồng thời nếu mẹ không ngủ, cố chống lại cơn buồn ngủ thì cơ thể sẽ dễ mắc các trường hợp mệt mỏi hay chóng mặt. Thậm chí mẹ bầu có thể gặp các biến chứng thai sản nguy hiểm như sảy thai, sinh non, tiền sản giật,…

Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ nhiều có tốt không?

Mặc dù đối với phụ nữ mang thai việc ngủ được là rất tốt nhưng không đồng nghĩa với việc mẹ bầu nên ngủ nhiều hơn mức bình thường. Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai ngủ được là tốt nhưng không đồng nghĩa với việc mẹ bầu ngủ nhiều hơn mức bình thường. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt nhất, ngoài chất lượng giấc ngủ thì mẹ cũng cần đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý.

Việc bà bầu tháng cuối ngủ nhiều sẽ khiến quỹ thời gian vận động và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bị giảm xuống. Sự mất cân bằng này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Trong trường hợp mẹ bầu chỉ quan tâm đến giấc ngủ mà không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi thì sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Ngủ nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thuyên tắc mạch phổi, bởi vì nằm lâu sẽ tạo điều kiện cho các khối máu tĩnh mạch ở chân di chuyển lên tĩnh mạch phổi và gây tắc nghẽn.
  • Ngủ nhiều làm giảm thời gian hoạt động và thể dục, tình trạng nếu kéo dài có thể dẫn đến cứng cơ.
  • Mức đường huyết có thể tăng lên khi ngủ nhiều và dễ dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Như vậy, việc ngủ quá nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt nhất, mẹ bầu cần có những giấc ngủ chất lượng. Lưu ý, ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt và có thể gây ra hàng loạt hệ lụy khác cho sức khỏe.

Xem thêm các chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung trong thời kỳ mang thai tại đây

Cách giải quyết vấn đề bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ

Để có thể hạn chế tình trạng bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ hãy thực hiện theo các lưu ý dưới đây:

Một ngày ngủ ít nhất đủ 8 tiếng: ngủ nhiều vào buổi tối từ 21h đến 6h sáng, trưa có thể nghỉ thêm thêm 30 phút đến 1 tiếng. Điều này sẽ giúp mẹ tăng cường sức khỏe và hạn chế việc buồn ngủ trong ngày. Tránh ngủ trưa quá nhiều khiến cho mẹ trằn trọc mất ngủ ban đêm.

Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Tập thể dục hợp lý và đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản khi mang thai như: đi bộ, tập yoga,… để tăng cường sức khỏe, tính dẻo dai cho cơ thể, giúp cho quá trình ngủ được sâu giấc và ngon, còn giúp cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, dễ dàng, giảm bớt nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, canxi, sắt…

Tham gia các hoạt động ngoài trời, trò chuyện cùng bạn bè sẽ ngăn chặn được việc buồn ngủ khi rảnh rỗi.

Mẹ nên tuân thủ giờ giấc đi ngủ và thức dậy đều đặn hàng ngày. Thời gian “vàng” để bắt đầu giấc ngủ là trước 11 giờ đêm và thức dậy vào 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Uống đủ nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sự trao đổi chất bên trong cơ thể cũng như giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên không nên uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là sau 9h tối vì sẽ gây mất ngủ cho mẹ khi phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh.

Khám sức khỏe và khám thai định kỳ. Đặc biệt nếu buồn ngủ trầm trọng thì nên hỏi ý kiến chuyên gia để có biện pháp kịp thời.
Không làm việc quá sức, tránh những công việc nặng nhọc.

Để đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn, bà bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng, stress trước khi ngủ.

Đặc biệt cần tránh dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, tivi.. để không làm cho đầu óc căng thẳng mệt mỏi. Thay vào đó, hãy lựa chọn bài nhạc du dương hoặc đọc sách để giúp đầu óc thư giãn và thoải mái, dễ ngủ hơn.

Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay bất kì biện pháp nào để tránh buồn ngủ vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ

Sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi làm cho mẹ bầu khó tìm được tư thế thoải mái để ngủ. Tư thế giúp mẹ bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ ngủ ngon hơn là tư thế nằm nghiêng về phía bên trái, đồng thời chân phải gấp lại và chân trái duỗi ra, mẹ có thể thay đổi sang phải cho bớt mỏi người.

Đây là tư thế tốt nhất cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai. Với tư thế nằm này còn sẽ giúp em bé trong bụng bà bầu được cử động dễ dàng hơn, đồng thời giảm bớt áp lực từ tử cung lên bàng quang, thận,…và giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn.

Nếu bà bầu nằm nghiêng khi ngủ thì nên kê thêm một chiếc gối hay chiếc chăn mỏng êm ái, dễ chịu dưới chân để gác.

Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Đặt một chiếc gối giữa hai chân nhằm giảm áp lực của tư thế nằm lên phần xương chậu của bà bầu.

Chọn đệm cứng hơn bình thường (không quá mềm như là nệm bông ép) sẽ giúp bạn nâng cao được chất lượng giấc ngủ hơn. Loại nệm cứng còn giúp bà bầu không bị đau lưng, cổ … và cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ngủ dậy.

Tuyệt đối không nằm sấp trong suốt quá trình mang thai. Tư thế này sẽ khiến cản trở việc hô hấp và cung cấp đủ lượng oxy cho thai nhi trong bụng.

Không nằm gục xuống bàn có thể gây tình trạng thiếu oxy cho cả cơ thể mẹ và thai nhi. Và nếu có làm văn phòng, bà bầu nên mang theo một chiếc gối kê lưng để có thể ngả lưng một khi ngủ trưa hay cảm thấy mệt mỏi.

Bài viết trên đã chia sẻ về nguyên nhân khi gặp tình trạng buồn ngủ ở giai đoạn cuối thai kỳ, cũng như các cách hạn chế. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công và bảo đảm được giấc ngủ tốt nhất khi mang thai.

Mẹ cần giải đáp thắc mắc gì trong suốt thai kỳ hãy liên hệ bebecare nhé!

The post Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không? appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/ba-bau-buon-ngu-3-thang-cuoi-co-nguy-hiem-khong/feed/ 0
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 9 https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-9/ https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-9/#respond Wed, 15 Feb 2023 16:33:09 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=141 Đến tháng thứ 9, thai nhi đã lớn lên rất nhiều. Trong cơ thể mẹ cũng diễn ra rất nhiều sự thay đổi, xuất hiện tình trạng ợ nóng và dạ dày bị chèn ép gây cho mẹ cảm giác chán ăn, tim đập nhanh, hụt hơi. Những mẹ đang đi làm thì chuẩn bị

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 9 appeared first on BebéCare.

]]>
Đến tháng thứ 9, thai nhi đã lớn lên rất nhiều. Trong cơ thể mẹ cũng diễn ra rất nhiều sự thay đổi, xuất hiện tình trạng ợ nóng và dạ dày bị chèn ép gây cho mẹ cảm giác chán ăn, tim đập nhanh, hụt hơi. Những mẹ đang đi làm thì chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ thai sản.

Khi tới tháng thứ 9, thai nhi đã lớn lên rất nhiều, trong cơ thể mẹ cũng diễn ra một số thay đổi, xuất hiện tình trạng ợ nóng và cảm giác chán ăn nhiều hơn do dạ dày bị chèn ép. Hơn nữa, tim và phổi cũng bị chèn ép ngày càng nhiều khiến tim đập nhanh, mẹ hay bị hụt hơi. Mẹ nào đi làm thì chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ thai sản nhé. Hãy cùng Bebécare theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về sự phát triển của Mẹ và Bé ở giai đoạn thai tháng thứ 9.

Mang thai tháng thứ 9 – Giai đoạn cuối thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 9

Giai đoạn cuối thai kỳ ở tháng thứ 9 sẽ bắt đầu từ tuần 33 tới tuần 36:

Tuần 33

Phần xương hộp sọ chưa hợp nhất với nhau, cho phép chúng di chuyển và hơi chồng lên nhau. Điều này sẽ giúp thai nhi di chuyển dễ dàng hơn qua ống sinh khá chật hẹp. Xương hộp sọ của thai nhi sẽ dần hoàn thiện trong quá trình lớn lên bên ngoài bụng mẹ cùng với đó là sự phát triển của não bộ và các mô khác. Mẹ chú ý bổ sung dinh dưỡng để bé phát triển tốt nhất

Tuần 34

Lớp mỡ dưới da dày lên, lớp mỡ của bé chính là bộ phận giúp điều chỉnh thân nhiệt sau khi sinh đang được lấp đầy và khiến bé trở nên bầu bĩnh hơn. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi cũng dần trưởng thành hơn và phổi tiếp tục phát triển hoàn thiện.

Tuần 35

Ở tuần 35 của thai kỳ, do sự lớn lên cả về khối lượng và chiều dài nên ở trong bụng mẹ dường như không có không gian để chuyển động như trước nữa, khoảng trống trong bụng ngày một thu hẹp nên những cử động mạnh, những cú đạp của thai nhi đã giảm.

Ở giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể bé đều đã phát triển toàn diện và đầy đủ, gan đã bắt đầu hoạt động. Trong vài tuần tới, thai nhi sẽ có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng nên mẹ cần phải chú ý nhiều.

Vậy là cũng gần đến ngày! Việc sinh con ở tuần thứ 36 chỉ diễn ra trong tình huống bắt buộc và có sự chỉ định về mặt sản khoa sau khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ. Vì thế, nếu chưa có dấu hiệu sinh, mẹ bắt đầu chuẩn bị tinh thần bước tới giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10.

Tuần 36

Tuần 36, thai nhi có trọng lượng khoảng 2400gr, chiều dài khoảng 45cm, các bộ phận trên cơ thể, kể cả phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Cơ thể bé bắt đầu rụng dần lông tơ cùng bã nhờn, chất đặc biệt quan trọng được hình thành khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ.

Week32333435 01 988x1024

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở giai đoạn mang thai tháng thứ 9

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao ở tháng thứ 9?

Tuần 33

Mẹ có thể cảm thấy một số cơn đau nhẹ và tê ở đầu ngón tay, cổ tay và bàn tay. Giống như nhiều mô khác trong cơ thể mẹ, mô ở cổ tay sẽ bị tích nước, dẫn tới áp lực gia tăng ở cổ tay của mẹ.

Tuần 34

Sự mệt mỏi vẫn có thể xảy ra đối với mẹ, nhưng ở mức độ nhẹ. Nếu mẹ ngồi hoặc nằm trong một khoảng thời gian dài thì không nên đứng dậy đột ngột, việc máu dồn xuống hai bàn chân có thể gây nên hiện tượng tụt huyết áp tạm thời.

Tuần 35

Tử cung của mẹ đang lớn dần lên đáng kể và có xu hướng chèn ép các cơ quan nội tạng khác, nên mẹ đi tiểu thường xuyên hơn và có thể bị ợ nóng, đau dạ dày hay gặp nhiều hiện tượng khác. Mẹ cũng nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, bầu tháng thứ 9 nên và không nên ăn gì để đảm bảo sức khoẻ chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Xem thêm: Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo

Tuần 36

Lúc này tử cung to lên đã chèn ép lên dạ dày của mẹ, khiến mẹ bầu cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, những hiện tượng này sẽ giảm dần và mẹ cảm thấy dễ thở hơn do lúc này thai nhi đã bắt đầu chuyển dần vị trí xuống xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, bé nằm ở vị trí thấp, mẹ có thể cảm thấy rất nhiều áp lực cũng như sự khó chịu, không thoải mái ở âm đạo. Một vấn đề nhạy cảm hơn mà nhiều mẹ cũng khá quan tâm là quan hệ ở tháng thứ 9 thai kỳ có được không? Câu trả lời là có thể nhưng còn tuỳ thuộc vào sức khoẻ thể trạng của mẹ để đảm bảo cho những ngày vượt cạn được an toàn hơn.

Giai đoạn này, là giai đoạn chuẩn bị cho bé yêu chào đời, mẹ khá hồi hộp và lo lắng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và chú ý kỹ để ý cân nặng nếu tăng từ 500gr tới 1kg/tuần thì đó là triệu chứng của tiền sản giật, cần phải đi khám. Các mẹ đi làm cũng chuẩn bị nghỉ trước khi sinh.

Vậy là cũng gần đến ngày chào đón con yêu chào đời rồi. Mẹ đang rất háo hức nhưng cũng hồi hộp lắm phải không? Hãy cùng đếm ngược và sẵn sàng tinh thần bước sang giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10.

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 9 appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-9/feed/ 0
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 8 https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-8/ https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-8/#respond Wed, 15 Feb 2023 16:31:49 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=139 Sang tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh do dạ dày và tim bị chèn ép, đồng thời tâm trạng dễ rơi vào trạng thái

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 8 appeared first on BebéCare.

]]>
Sang tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh do dạ dày và tim bị chèn ép, đồng thời tâm trạng dễ rơi vào trạng thái bất an.

Sang tháng thứ 8, thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài, bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, bị chèn ép, tâm trạng dễ rơi vào trạng thái bất an.

Mang thai tháng thứ 8 – Giai đoạn cuối thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8

Giai đoạn tháng thứ 8 sẽ bắt đầu từ tuần 29 đến tuần thứ 32, sự phát triển của thai nhi trong thời gian này khá mạnh mẽ. Bé có kích thước khoảng từ 38 tới 40cm,trọng lượng khoảng 1700gr.

Ở giai đoạn này, não bộ của thai nhi phát triển một cách đáng kinh ngạc đồng thời con cũng bắt đầu phát triển hệ thống miễn dịch của mình. Da đã bớt nhăn nheo và đang dần lớn hơn, bụ bẫm hơn để sẵn sàng chuẩn bị cho ngày chào đời.

Nhờ có lượng chất béo màu trắng hình thành bên dưới lớp da nên làn da của bé cũng ít đỏ hơn so với những tháng trước. Ở giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu thay đổi vị trí (quay đầu) để chuẩn bị cho việc chào đời. Nhưng sau đó có nhiều trường hợp thai nhi sẽ tiếp tục thay đổi vị trí.

Tháng này, cũng là lúc bé biết ngáp ngủ, xuất hiện biểu hiện của sự buồn ngủ. Mí mắt đã mở và có phản ứng trước ánh sáng, đồng thời có những phản xạ từ con ngươi. Và em bé ở tháng thứ 8 sẽ đạp mẹ nhiều hơn. Thời điểm này mẹ cũng nên tìm hiểu thêm về cách lấy hơi rặn đẻ dễ dàng hơn mẹ nhé.

 

Week28293031 01 988x1024

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 8

  • Khi bé 32 tuần, mẹ sẽ cảm thấy khó khăn hơn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Lúc này, thai to lên sẽ đẩy căng lồng ngực, làm cho mẹ khó thở hơn. Mẹ bầu cần tránh những hoạt động quá sức để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ có thể thư giãn bằng cách đi mua sắm vật dụng cần thiết cho bé yêu của mình nha mẹ.
  • Giai đoạn này, bụng mẹ lớn dần lên, làm thay đổi trọng tâm của cơ thể và gây áp lực lên lưng khiến mẹ bị đau lưng. Trong khi đó, sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai sẽ khiến các khớp, dây chằng giữa xương chậu và cột sống giãn ra đáng kể. Điều này sẽ khiến mẹ bị đau khi đi bộ, đứng, ngồi trong thời gian dài.
  • Chân mẹ vẫn sẽ xuất hiện dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch, dễ bị chuột rút.
  • Nhiệt độ cơ thể luôn cao, cảm thấy nóng ngay cả khi người xung quanh cảm thấy lạnh.
  • Để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mẹ và cơ thể bé đang ngày một lớn trong bụng, lượng máu trong người mẹ đã tăng khoảng 40-50% tính từ thời điểm bắt đầu mang thai. Việc tử cung lớn lên theo sự phát triển của em bé đã tác động tới hoạt động của dạ dày, để lại chứng ợ nóng. Mẹ có thể sử dụng gối khi ngủ và chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để giảm bớt sự khó chịu.
  • Trong khoảng thời gian này mẹ cũng có thể bị đau lưng dưới, nếu có hãy báo ngay cho bác sĩ, nhất là khi mẹ chưa từng gặp phải triệu chứng tương tự trước đó, bởi đây có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sinh non.
  • Trong giai đoạn thai kỳ này, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mờ mắt, cân nặng tăng từ 500 gr trở lên trong một tuần, thì có khả năng mẹ mắc chứng tiền sản giật. Lúc này mẹ đi khám bác sĩ ngay, để hạn chế mẹ cần ăn uống cân bằng và hạn chế ăn muối.

Mang thai tháng thứ 8 cũng là lúc thai kỳ sắp kết thúc, mẹ bầu hãy lên kế hoạch để hoàn thành và bàn giao các công việc của mình. Mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sẵn sàng tinh thần để bước sang giai đoạn thai kỳ tháng thứ 9.

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 8 appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-8/feed/ 0
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7 https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-7/ https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-7/#respond Wed, 15 Feb 2023 16:28:40 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=137 Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7 appeared first on BebéCare.

]]>
Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Em bé trong thai kỳ tháng thứ 7 có diện mạo mắt mũi rõ ràng và lúc này đã có thể nghe được nhịp tim của bé. Thời gian này, mẹ sẽ cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng, vì vậy mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng, massage đúng cách để tránh đau lưng nhé.

Mang thai tháng thứ 7 – Giai đoạn giữa thai kỳ

Lúc này em bé sẽ phát triển rất nhanh, bên cạnh những thay đổi của cơ thể, sự khó chịu vì kích thước bụng tăng lên, mẹ cũng đang rất hồi hộp chờ từng ngày bé ra đời. Mẹ có thể tham khảo về kinh nghiệm rặn sinh con được dễ dàng hơn.

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 7

Tuần 25

Trong giai đoạn này, chiều ngang của bé sẽ bắt đầu phát triển mạnh hơn, vì thế làn da nhăn nheo của bé sẽ dần trở nên mịn màng hơn. Tóc trên đầu thai nhi cũng đang mọc nhiều hơn và nếu mẹ có thể nhìn thấy bên trong tử cung sẽ nhận biết được màu tóc bé màu gì và chúng dày hay mỏng.

Tuần 26

Ở tuần thứ 26, thai nhi đã có thể nghe được giọng nói của bố mẹ khi hai người đang trò chuyện với nhau, đã có thể tự hít vào phổi và thở ra một lượng nước ối nhỏ và điều đó hoàn toàn giúp ích cho quá trình phát triển phổi của thai nhi.

Tuần 27

Tuần 27, nhiều mô não phát triển, bộ não của thai nhi đang hoạt động tích cực.

Thai nhi lúc này cũng đã biết nhắm mắt và mở mắt, đã có thể mút một ngón tay nào đó. Vị giác của thai nhi cũng đang phát triển, nhận biết được vị ngọt, vị đắng. Có đôi lúc mẹ cũng cảm thấy thai nhi đang nấc cụt.

Giai đoạn này cơ thể mẹ khá nặng nề vì thế mẹ áp dụng phương thức để ăn vào con hạn chế vào mẹ.

Tuần 28

Tuần 28, thai nhi có trọng lượng khoảng 1000gr, chiều dài 35cm. Thai nhi đã có thể chớp mắt, thị lực cũng rất phát triển, có thể nhìn thấy ánh sáng qua tử cung của mẹ. Não cũng hình thành thêm hàng triệu tế bào mới. Lớp mỡ đã dần tích dưới da để giữ ấm cho cơ thể khi bé chào đời.

Week24252627 01 988x1024
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 7

Những sự thay đổi của mẹ trong tháng thai kỳ thứ 7

Ở tháng thứ 7, bụng mẹ bầu bắt đầu to hơn, và mẹ có thể gặp phải một số tình trạng sau, nhưng mẹ đừng quá lo lắng.

  • Gặp khó khăn khi đi lại, vì thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang và chân của mẹ.
  • Do bụng nhô cao, lưng bị uốn cong nên những cơn đau lưng ở tháng thứ 7 bắt đầu làm mẹ mệt mỏi. Đau thắt lưng do áp lực từ thai nhi gây ra cho vùng thắt lưng tăng lên và cũng do chính cân nặng của mẹ.
  • Các cơ tử cung bắt đầu giãn ra, thai nhi chèn ép nhiều hơn lên các bộ phận trong cơ thể vì thế mẹ có thể gặp phải các cơn co thắt ở cửa mình và bụng bị gò cứng nhiều hơn.
  • Mẹ có thể cảm thấy nóng ngay cả trong thời tiết lạnh, đôi khi còn bị đổ mồ hôi và mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở vì việc trao đổi chất trong cơ thể mẹ tăng lên khiến nhiệt độ tăng.
  • Đi tiểu nhiều hơn do thai nhi càng lớn thì trọng tâm của cơ thể càng dịch chuyển xuống phía dưới gây áp lực lên bàng quang.
  • Ngực của mẹ sẽ trở nên mềm mại hơn, nặng hơn, các mạch máu xuất hiện dày đặc hơn, núm vú cũng sẫm màu hơn và xuất hiện sữa non.
  • Chân tay mẹ bị sưng phù bởi việc tăng cung cấp máu. Vì thế, mẹ bầu cần có một tứ thế nằm phù hợp để dễ chịu hơn khi ngủ. Mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thai kỳ hoàn hảo.

Kết thúc giai đoạn thai kỳ tháng thứ 7 mẹ sẽ cảm thấy mình nặng nề hơn, và mẹ không nên ra ngoài hay du lịch trong thời gian dài. Việc đau bụng dưới và xuất huyết là dấu hiệu của sinh non, mẹ nên đi khám 2 tuần 1 lần để chuẩn bị tiếp cho giai đoạn thai kỳ – Tháng thứ 8.

Kết thúc giai đoạn thai kỳ tháng thứ 7 mẹ sẽ cảm thấy mình nặng nề hơn, và mẹ không nên ra ngoài hay du lịch trong thời gian dài. Việc đau bụng dưới và xuất huyết là dấu hiệu của sinh non, mẹ nên đi khám 2 tuần 1 lần để chuẩn bị tiếp cho giai đoạn thai kỳ – Tháng thứ 8.

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7 appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-7/feed/ 0
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6 https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-6/ https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-6/#respond Wed, 15 Feb 2023 16:26:32 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=135 Thai nhi ở tháng thứ 6 sẽ mọc lông mày, lông mi và bộ xương dần trở nên cứng cáp. Mẹ chỉ cần không gây áp lực lên bụng thì có thể nhẹ nhàng trải qua giai đoạn ổn định này. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mẹ dễ mắc phải các triệu

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6 appeared first on BebéCare.

]]>
Thai nhi ở tháng thứ 6 sẽ mọc lông mày, lông mi và bộ xương dần trở nên cứng cáp. Mẹ chỉ cần không gây áp lực lên bụng thì có thể nhẹ nhàng trải qua giai đoạn ổn định này. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mẹ dễ mắc phải các triệu chứng như phù chân, táo bón…

Thai nhi ở tháng thứ 6 sẽ có sự thay đổi, hoàn thiện hơn về xương cũng như các hình dạng khác. Trong thời gian này, những triệu chứng khác sẽ xuất hiện. Mẹ bầu cũng nên lưu ý về thực phẩm dinh dưỡng chứa DHA khi mang thai tháng thứ 6 để cung cấp đủ chất cho thai nhi.

Mang thai tháng thứ 6 – Giai đoạn giữa thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 6

Tuần 21

Lông mày, mí mắt của bé cũng bắt đầu xuất hiện, các tế bào thần kinh đã phát triển chuyên biệt cho 5 xúc giác: nhìn, sờ, nếm, ngửi, nghe. Hệ bài tiết cũng hoàn thiện hơn.

Tuần 22

Tuần 22, hệ thống tiêu hóa của thai nhi đang phát triển mạnh mẽ giúp thai nhi có khả năng nuốt nước ối. Thai nhi có lớp lông tơ khá tốt trên cơ thể và các nếp nhăn trên da, nếp nhăn này sẽ giảm dần ở các giai đoạn sau này.

Tuần 23

Tai của thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện. Mạch máu trong phổi của thai nhi cũng phát triển để chuẩn bị cho quá trình hô hấp ở thế giới bên ngoài khi kết thúc thai kỳ. Mẹ cũng cần lưu ý những chỉ số đo phát triển của thai nhi.

Tuần 24

Thời điểm này, thai nhi có chiều dài khoảng 30cm, trọng lượng khoảng 600gr, cơ thể vẫn còn khá nhỏ, đầu to hơn so với thân mình. Não bộ và các nụ vị giác của thai nhi cũng phát triển nhanh chóng, phổi cũng đang hình thành các nhánh của cơ quan hô hấp. Da bé vẫn còn rất mỏng và nhạt màu.

Week20212223 01 1 988x1024
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 6

Những thay đổi trong cơ thể mẹ trong giai đoạn thai kỳ tháng thứ 6

Tuần 21

Trong giai đoạn này, mẹ sẽ thường xuyên cảm giác được các cử động của thai (thai máy).

Do thay đổi nội tiết nên da của mẹ có thể bị đổi màu ở vùng mặt, vùng bụng, vùng cổ. Mẹ cũng sẽ bị ngứa vùng bụng dưới, dịch âm đạo nhiều hơn, Có nhiều mẹ rơi vào tình trạng giãn tĩnh mạch, khi em bé phát triển, áp lực tăng lên đối với các tĩnh mạch ở chân của mẹ, cùng nồng độ Progesterone tăng cao nên vấn đề chuột rút xảy ra với tần suất cao hơn.

Tuần 22

Các vết rạn da trên bụng bắt đầu xuất hiện do thai nhi đang không ngừng phát triển, những vết rạn này thường có màu sắc khác nhau từ hồng tới nâu đậm. Bình thường chúng xuất hiện trên bụng, còn có thể xuất hiện trên mông, đùi, hông và ngực. Đồng thời, núm vú lớn hơn, sẫm hơn, mặt và lưng có thể xuất hiện mụn, bàn chân mẹ tăng một nửa cỡ giày trở lên.

Tuần 23

Mắt cá chân và bàn chân bắt đầu sưng lên đôi chút, tốc độ lưu thông máu có phần chậm chạp ở chân, cùng với những biến đổi trong máu có thể gây ra tình trạng tích nước, đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc sưng hay còn được gọi là phù nề. Ở tháng thứ 6 mẹ cũng xuất hiện rải rác những cơn đau lưng.

Tuần 24

Phần trên tử cung đã nhô cao quá rốn, kích thước tử cung khoảng 21cm lúc này khá lớn, hầu hết từ giai đoạn này các mẹ đều bị táo bón vì vậy mẹ bầu nên bổ sung thức ăn có chất xơ để giảm chứng táo bón và không quên các vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin C, vitamin D… Mẹ nên cân bằng bữa ăn khi mang thai để mẹ khoẻ con thông minh.

Đây là thời kỳ ổn định trong thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn các giai đoạn trước, chỉ cần chú ý không gây áp lực lên bụng thì mẹ có thể làm những điều mình thích. Mẹ nên vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, phiền muộn, hãy bắt đầu massage núm vú để cùng bé yêu bắt đầu hành trình giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7.

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6 appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-6/feed/ 0
Giai đoạn thai kỳ: tháng thứ 5 https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-5/ https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-5/#respond Wed, 15 Feb 2023 16:23:27 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=132 Giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để tăng cân hợp lý nhé. Khi mang thai ở tháng thứ 5 mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc, ngoại

The post Giai đoạn thai kỳ: tháng thứ 5 appeared first on BebéCare.

]]>
Giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để tăng cân hợp lý nhé.

Khi mang thai ở tháng thứ 5 mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc, ngoại hình. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh chóng, bé tiếp tục lớn lên mỗi ngày với các bộ phận quan trọng đang dần hình thành và hoàn thiện.

Các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Ở tháng này mẹ cần có những chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!

Mang thai tháng thứ 5 – Giai đoạn giữa thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi trong từng tuần tháng thứ 5

Tuần 17

Các hệ cơ quan đang dần hoạt động. Lớp mỡ dưới da của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển.

Tuần 18

Những cử động của bé trong bụng mẹ cũng rõ ràng hơn và tần suất nhiều hơn. Hình dạng bộ phận sinh dục của bé đang phát triển ở tuần 18, lúc này bé cũng có thể nghe được âm thanh bên ngoài nên bố mẹ có thể thường xuyên trò chuyện với con.

Tuần 19

Tay và chân của thai nhi 5 tháng tuổi đã cân đối, đã bắt đầu kiểm soát được nhiều hành động của mình.

Tuần 20

Ở tuần 20, tính tới thời điểm này, thai nhi có trọng lượng khoảng 300gr và chiều dài 25 cm. Các cơ quan phát triển, có thể nghe được nhịp tim bằng ống nghe. Thai nhi vận động linh hoạt nên có thai máy. Bắt đầu hình thành tóc, móng.

Week16171819 01 988x1024
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 5 trong bụng mẹ

Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5

Trong giai đoạn này, ngoại hình bên ngoài và nội tiết tố của mẹ bầu có sự thay đổi lớn, mẹ có thể cảm nhận sự khác biệt này thông qua các biểu hiện như:

  • Ngực mẹ to hơn, da mặt, quầng vú, âm hộ trở nên sẫm màu hơn. Có một số mẹ bầu tháng thứ 5 ngực bắt đầu tiết sữa non. Mẹ yên tâm, đây là thay đổi hết sức bình thường mẹ nhé, chỉ nên vệ sinh sạch sẽ, da bụng xuất hiện các vết rạn nhỏ.
  • Chảy máu chân răng khi đánh răng vào buổi sáng. Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau căng cứng bụng.
  • Mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều, từ giai đoạn này trở đi cơ thể mẹ sẽ tăng cân nặng nhanh chóng.
  • Bà bầu tháng thứ 5 gặp phải một số vấn đề sức khoẻ, khó chịu về tiêu hóa như ợ chua trào ngược thực quản, đầy bụng, táo bón, do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu và có thể mẹ bầu cũng bị chuột rút Nội tiết tố này cũng làm giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn.
  • Chiều dài tử cung lúc này khoảng 14-18cm, nhiều mẹ thắc mắc bầu 5 tháng thai máy như thế nào, đây cũng là mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy mẹ nhé.
  • Mẹ cũng bắt đầu cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phổi thu lại.
  • Chân và mắt cá chân của mẹ đã bắt đầu sưng lên, cơ thể cũng tích nhiều nước hơn bình thường, sẽ xuất hiện phù nề khi mẹ đứng lâu.

Mẹ cần cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ đạm, vitamin, sắt, canxi,… chuẩn bị tiếp tục cho sự phát triển của bé trong giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6.

The post Giai đoạn thai kỳ: tháng thứ 5 appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-5/feed/ 0
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4 https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu/ https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu/#respond Wed, 15 Feb 2023 16:21:32 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=129 Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4 appeared first on BebéCare.

]]>
Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.

Ở giai đoạn này, khi siêu âm thai bố mẹ sẽ thấy được hình ảnh trực quan sinh động nhất về kích thước của bé yêu. Cùng Bebécare theo dõi bài viết sau nhé!

Ở tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn, các triệu chứng ốm nghén cũng giảm dần, mẹ đã bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương của thai nhi đang dần phát triển.

Mang thai tháng thứ 4 – Giai đoạn đầu thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4

Tuần 13

Cánh tay, bàn tay, bàn chân đã được phân biệt rõ rệt. Hệ thống thần kinh của bé cũng đã phát triển và cơ bắp cũng đã được hình thành nên thai nhi trong bụng mẹ có thể di chuyển linh hoạt hơn. Thai nhi cũng đã cảm nhận được âm nhạc từ bên ngoài.

Tuần 14

Lúc này em bé đã có thể nhăn mặt hoặc nheo mắt. Thận bắt đầu bài tiết nước tiểu, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ.

Tuần 15

Thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông trên cơ thể khá mỏng, gọi là lông tơ với mức độ khác nhau và nhiều bé khi chào đời vẫn còn lông tơ bám trên người. Lớp biểu bì, bề mặt của da cũng được hình thành trong giai đoạn này.

Tuần 16

Ở tuần 16, thai nhi có chiều dài khoảng 15cm, và có trọng lượng khoảng 120gr. Tuần này thai nhi đã có sự nhạy cảm với ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ thường di chuyển để tránh nơi có ánh sáng.

Hình ảnh thai nhi 4 tháng tuổi

Trong cơ thể mẹ thay đổi gì ở giai đoạn thai kỳ tháng thứ 4

Tuần 13

Trong giai đoạn này, mẹ đã ăn uống ngon miệng hơn do các triệu chứng ốm nghén đã giảm. Mẹ có thể tích cực bổ sung chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, tăng thêm 250 kcal/ngày so với trước khi mang thai (tương đương với một bát cơm và thức ăn hợp lý). Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên ăn kiêng khem quá mức, cân đối bữa ăn để kiểm soát được cân nặng. Mẹ lưu ý cấm kỵ chất kích thích, đồ uống có cồn, hạn chế trà, cà phê. Ở giai đoạn thai 4 tháng tuổi mẹ cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng chân bị chuột rút.

Tuần 14

Thật không khó hiểu khi mẹ thấy mình dễ chảy máu khi đánh răng, lúc này nướu răng đã trở nên dễ nhạy cảm hơn. Điều mẹ cần làm là sử dụng loại kem đánh răng mềm hơn, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng và lưỡi để phòng tránh vi khuẩn.

Tuần 15

Ở giai đoạn này mẹ ăn uống trở nên ngon miệng hơn, mẹ cũng cần bổ sung vitamin tổng hợp với axit folic, sắt, canxi, vitamin D để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất cung cấp cho thai nhi phát triển.

Tuần 16

Tuần này, nếu mẹ để ý kỹ sẽ nhận thấy được những chuyển động của bé, mẹ cũng hình dung được tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 4, đặc biệt là với những mẹ mang bầu lần thứ 2, 3. Với mẹ mang bầu lần đầu, phải chờ thêm vài tuần nữa, mẹ cũng có thể nhận thấy một số cơn đau co thắt nhưng hầu hết các trường hợp đều không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Ở tuần thứ 14, 15 của tháng thứ 4 nhau thai gần như đã hoàn thiện, mẹ hết ốm nghén và đã vào giai đoạn ổn định hơn. Lúc này ngoài việc khám sức khoẻ định kỳ, mẹ có thể ra ngoài hoặc đi du lịch để thay đổi tâm trạng, lấy tinh thần, tập thể dục nhẹ chuẩn bị tốt cho sức khỏe để vào thời kỳ giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 5.

 

Dấu hiệu nhận biết thai nhi tháng thứ 4 khoẻ mạnh, mẹ yên tâm

Ở giai đoạn tháng thứ 4 thai nhi có nhiều thay đổi và phát triển khá nhanh trong giai đoạn này. Kích thước thai nhi khoảng bằng quả bơ, cân nặng thai nhi tháng thứ 4 tầm 150gr, chiều dài dao động 13-14cm. Các chi, cơ bắp và hệ thần kinh của thai nhi tháng thứ 4 phát triển rõ rệt, thai nhi hình thành lông tơ trên cơ thể và hoàn thiện da. Qua hình ảnh siêu âm thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy bé đang mút tay hoặc lấy tay che mặt.

Giai đoạn thai kì tháng thứ 4, mẹ bầu sẽ mệt mỏi do bé tăng kích thước và trọng lượng khiến cơ thể nặng nề hơn.

Dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng thứ 4 mẹ cần lưu ý

Các dấu hiệu mẹ mang thai tháng thứ 4 cần lưu ý:

  • Dị ứng ngứa tay chân dữ dội không ngừng
  • Nổ đom đóm mắt thường xuyên
  • Ra máu âm đạo, âm đạo có mùi hôi
  • Ốm nghén không giảm, kiệt sức

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4 appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu/feed/ 0
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 3 https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-3-2/ https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-3-2/#respond Wed, 15 Feb 2023 16:17:40 +0000 http://blog.bebecare.vn/?p=126 Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 3 appeared first on BebéCare.

]]>
Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Giai đoạn mẹ bầu tháng thứ 3, đây là thời điểm mà hầu như mẹ bầu nào cũng cảm thấy khó chịu hơn với các hiện tượng phổ biến như táo bón, đầy hơi, đau đầu. Nhưng cũng ở thời điểm này mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt hơn rằng thai nhi đang lớn lên với những thay đổi về kích thước và hình dạng của cơ thể. Mẹ hãy cùng tìm hiểu, ở tháng thứ 3 thai nhi có thay đổi gì về chiều dài, cân nặng, cũng như những sự thay đổi trong cơ thể mẹ.

Tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Vậy trọng lượng, chiều dài của thai nhi thay đổi như thế nào và mẹ có những thay đổi gì? Có giống giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 2 không? Hãy cùng Bebécare theo dõi bài viết sau nhé!

Mang thai tháng thứ 3 – Giai đoạn đầu thai kỳ

Tháng thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. Mẹ cũng có thể nhận ra bụng mình đã nhô lên một chút, hơn hẳn so với tháng trước. Điều này cho thấy sự phát triển đáng kể của thai nhi trong bụng mẹ.

Ở tháng thứ 3, thai nhi có những sự thay đổi đáng kể như: đuôi biến mất, xương bắt đầu cứng lại, mắt lớn hơn và linh hoạt hơn, đôi tai đã hình thành.

 

Sự thay đổi và phát triển của thai nhi tháng thứ 3

Sự phát triển của thai nhi tuần 9

Vào tuần thứ 9, hệ thống thần kinh của thai nhi đang trải qua quá trình tăng trưởng chóng mặt, với các tế bào nhân lên với tốc độ hàng trăm ngàn lần mỗi phút. Trong khi đó, nhiều cơ quan trên cơ thể thai nhi cũng đang phát triển nhanh chóng.

Sự phát triển của thai nhi tuần 10

Hai bán cầu đại não của thai nhi và các tế bào thần kinh phát triển để trở thành tế bào thần kinh của não. Ngoài ra, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tim mạch, phổi và hệ tiết niệu của thai nhi cũng đã hình thành, sẽ tiếp tục phát triển nhanh vào tuần tiếp theo.

Sự phát triển của thai nhi tuần 11

Đây là tuần thai cảm ứng khi cánh tay và chân thai nhi đã được hình thành, các ngón tay, ngón chân đã được xác định. Hệ thống thần kinh cảm giác và vận động cũng bắt đầu phát triển.

Sự phát triển của thai nhi tuần 12

Ở tuần này, thai nhi dài 8 – 9 cm và nặng khoảng 30gr, khuôn mặt bé đã hình thành rõ rệt mắt, mũi, miệng và tai được xác định rõ ràng. Tay và chân dài ra, đầu dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Có thể bắt đầu nghe được nhịp tim.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 3

Mẹ bầu tháng thứ 3 cần chú ý những thay đổi trên cơ thể và chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp với bản thân. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa bầu để tăng cường chất dinh dưỡng, hỗ trợ sức khoẻ của mẹ trong suốt thai kỳ ổn định mẹ nhé!

Tuần 9: Do tử cung to lên ép vào bàng quang nên mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.

Tuần 10: Mẹ sẽ thấy hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo, do quá trình lưu lượng máu trong cơ thể, mẹ cũng có thể gặp triệu chứng chảy máu nướu do sự thay đổi nội tiết.

Tuần 11: Bụng mẹ đã bắt đầu to hơn. Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo cơ thể mẹ được thoải mái, dễ chịu nhất nhé.

Tuần 12: Mẹ sẽ thấy núm ti của mình sẫm màu, xuất hiện các tĩnh mạch bên dưới da, tử cung có kích thước bằng khoảng nắm tay người lớn. Lúc này, thân nhiệt mẹ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.

Do vẫn ốm nghén, nên việc mẹ mất cảm giác thèm ăn vẫn tiếp tục, vì vậy mẹ nên ăn khi muốn ăn và giữ gìn thể lực của mình. Thời kỳ này, mẹ cần chú ý tránh làm việc quá sức, đồng thời, khi bụng dưới đau và xuất huyết thì lập tức đi viện ngay. Nếu vượt qua giai đoạn này, mẹ sẽ bước vào giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4.

The post Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 3 appeared first on BebéCare.

]]>
https://blog.bebecare.vn/giai-doan-thai-ky-thang-thu-3-2/feed/ 0