Giai đoạn thai kỳ: tháng thứ 5

Giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để tăng cân hợp lý nhé.

Khi mang thai ở tháng thứ 5 mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc, ngoại hình. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh chóng, bé tiếp tục lớn lên mỗi ngày với các bộ phận quan trọng đang dần hình thành và hoàn thiện.

Các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Ở tháng này mẹ cần có những chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!

Mang thai tháng thứ 5 – Giai đoạn giữa thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi trong từng tuần tháng thứ 5

Tuần 17

Các hệ cơ quan đang dần hoạt động. Lớp mỡ dưới da của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển.

Tuần 18

Những cử động của bé trong bụng mẹ cũng rõ ràng hơn và tần suất nhiều hơn. Hình dạng bộ phận sinh dục của bé đang phát triển ở tuần 18, lúc này bé cũng có thể nghe được âm thanh bên ngoài nên bố mẹ có thể thường xuyên trò chuyện với con.

Tuần 19

Tay và chân của thai nhi 5 tháng tuổi đã cân đối, đã bắt đầu kiểm soát được nhiều hành động của mình.

Tuần 20

Ở tuần 20, tính tới thời điểm này, thai nhi có trọng lượng khoảng 300gr và chiều dài 25 cm. Các cơ quan phát triển, có thể nghe được nhịp tim bằng ống nghe. Thai nhi vận động linh hoạt nên có thai máy. Bắt đầu hình thành tóc, móng.

Week16171819 01 988x1024
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 5 trong bụng mẹ

Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5

Trong giai đoạn này, ngoại hình bên ngoài và nội tiết tố của mẹ bầu có sự thay đổi lớn, mẹ có thể cảm nhận sự khác biệt này thông qua các biểu hiện như:

  • Ngực mẹ to hơn, da mặt, quầng vú, âm hộ trở nên sẫm màu hơn. Có một số mẹ bầu tháng thứ 5 ngực bắt đầu tiết sữa non. Mẹ yên tâm, đây là thay đổi hết sức bình thường mẹ nhé, chỉ nên vệ sinh sạch sẽ, da bụng xuất hiện các vết rạn nhỏ.
  • Chảy máu chân răng khi đánh răng vào buổi sáng. Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau căng cứng bụng.
  • Mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều, từ giai đoạn này trở đi cơ thể mẹ sẽ tăng cân nặng nhanh chóng.
  • Bà bầu tháng thứ 5 gặp phải một số vấn đề sức khoẻ, khó chịu về tiêu hóa như ợ chua trào ngược thực quản, đầy bụng, táo bón, do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu và có thể mẹ bầu cũng bị chuột rút Nội tiết tố này cũng làm giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn.
  • Chiều dài tử cung lúc này khoảng 14-18cm, nhiều mẹ thắc mắc bầu 5 tháng thai máy như thế nào, đây cũng là mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy mẹ nhé.
  • Mẹ cũng bắt đầu cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phổi thu lại.
  • Chân và mắt cá chân của mẹ đã bắt đầu sưng lên, cơ thể cũng tích nhiều nước hơn bình thường, sẽ xuất hiện phù nề khi mẹ đứng lâu.

Mẹ cần cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ đạm, vitamin, sắt, canxi,… chuẩn bị tiếp tục cho sự phát triển của bé trong giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6.

Đánh giá post