Theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là việc làm hết sức cần thiết đối với cha mẹ, bởi chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh đánh giá một phần sự phát triển về thể chất và sức khỏe của bé. Qua đó, mẹ cũng có thể tìm được hướng cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé, vậy cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh là bao nhiêu thì đủ chuẩn?
Thông thường hàng năm, tổ chức y tế thế giới WHO sẽ dựa vào những nghiên cứu để công bố mức chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh trung bình cần phải đạt được theo từng độ tuổi để có thể đánh giá mức độ tăng trưởng của trẻ. Đồng thời, dựa vào các chỉ số này cũng dự đoán được bệnh có thể bé mắc phải, tuy nhiên ở mỗi quốc gia, những con số này được chuyên gia y tế đánh giá lại để phù hợp với trẻ trong nước.
Đối với trẻ sơ sinh, trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi cân nặng, chiều cao để biết được tăng trưởng và phát triển của trẻ từ 0-1 tuổi cần bổ sung chất gì để bé phát triển toàn diện hơn.
Tại sao nên đo chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh
Khi trẻ chào đời, chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là cơ sở phản ánh rõ nét nhất sự phát triển của trẻ khi còn trong bụng mẹ. Đặc biệt cân nặng của trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất.
Cân nặng khi sinh của trẻ có thể giúp chẩn đoán một số bệnh hoặc dự đoán nguy cơ của đứa trẻ sau này. Ví dụ, trẻ nặng hơn 4 kg có nguy cơ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ, trẻ sơ sinh có nguy cơ hạ đường huyết sau sinh. Hạ đường huyết sau sinh có thể dẫn đến các hiện tượng khác như suy hô hấp, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ như béo phì, tiểu đường, ung thư ở giai đoạn sau này của trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh bị nhẹ cân có thể tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ như suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ, hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh, tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu, trí tuệ trẻ nhẹ cân…
Cân nặng giúp điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn
Bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của bé gái từ 0-12 tháng tuổi
Bảng đo chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh nam từ 0-12 tháng tuổi
Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn
Với trẻ sơ sinh khi sinh đủ tháng, cân nặng sẽ giao động trong khoảng từ 3.2kg tới 3.8kg, chiều cao của các bé đạt từ 50-53cm. Những chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của bé đến thết 12 tháng sau sinh.
Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé yêu giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, trung bình mỗi ngày bé yêu tăng khoảng 15 – 28g. Bé sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.
Với những bé 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.
7 – 12 tháng: Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Nếu bé bú mẹ, cân nặng của bé sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
Trong giai đoạn bé từ 1-12 tháng đầu, có sự chênh lệch về cân nặng và chiều cao mỗi giới tính. Bé trai sẽ có xu hướng nặng cân hơn và cao hơn so với bé gái, điều này là rất bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.
Tốc độ tăng trưởng của các bé rất nhanh trong năm đầu tiên, chiều cao của bé có thể trung bình cao lên khoảng 2.5cm/tháng trong 6 tháng đầu và 1.5cm/tháng trong 6 tháng tiếp theo. Nhưng tới năm thứ 2 và 3 tốc độ này sẽ giảm dần.
Bé bú mẹ và bé uống sữa công thức có mức tương trưởng như nhau trong những tháng đầu đời, tuy nhiên từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 6 trở đi, thì những bé uống sữa công thức sẽ phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa sữa công thức tốt hơn sữa mẹ, mẹ nhé.
Những chuyên gia đã so sánh sữa mẹ với sữa công thức, thì trong sữa mẹ có thành phần dinh dưỡng cân đối, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé sơ sinh. Hơn nữa, việc cho con bú sữa mẹ còn bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú, dù là sữa công thức tiên tiến nhất cũng không thể đáp ứng được.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh
Bé được tạo bởi ba và mẹ, yếu tố gen di truyền có tác động lớn đến sự phát triển của bé.
Ngoài yếu tố gen di truyền, chiều cao và cân nặng của trẻ còn phụ thuộc vào dinh dưỡng khi mẹ mang thai. Mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn. Từ đó chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh được phát triển hơn.
Mẹ có thể tham khảo những món canh lợi sữa cho bé tại đây.
Thời gian mẹ mang thai cũng ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Những bé sinh trước ngày dự sinh thường sẽ nhỏ hơn những bé sinh đúng ngày. Và những bé sinh quá ngày dự sinh có thể lớn hơn bình thường.
Nếu trẻ mắc bệnh mãn tính (như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ (chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa), thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc, sử dụng rượu bia hoặc dùng thuốc kích thích cũng làm ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.
Mẹ gặp các tình trạng sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến bé.
Sự phát triển vượt bậc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến thời gian ngủ, thời gian ngủ nhiều hơn có thể sẽ phát triển chiều cao của em bé.
Mẹ sử dụng một số loại thuốc chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của bé.
Mẹ cần lưu ý về chiều cao và cân nặng
Trẻ em thường có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Trẻ em thường có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ có những thay đổi rõ rệt, tăng hoặc giảm cân nhanh chóng và chiều cao cũng tăng lên thấy rõ.
Mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào cũng cần dinh dưỡng để phát triển một cách toàn diện. Vậy nên, không khuyến khích việc áp dụng ăn kiêng cho trẻ vì có thể gây ra các vấn đề do thiếu hụt dinh dưỡng như loãng xương, xương giòn, dậy thì muộn,….
Những mẹo nhỏ dành cho mẹ khi cân bé
Để có thể xác định đúng cân nặng của trẻ sơ sinh khi cân, mẹ tham khảo những mẹo dưới đây để làm theo nhé:
Khi đo trọng lượng cho các bé để chuẩn nhất mẹ nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.
Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200 – 400gr)
Trong vòng một năm đầu mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần.
Với bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh trên đây, mẹ hãy tham khảo để theo dõi cân nặng, chiều cao của con hàng tháng, để có chế độ dinh dưỡng, cho bé phát triển một cách toàn diện nhất.