Rôm sảy là bệnh ngoài da lành tính, có thể tự hết mà không gây tác hại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé sẽ quấy khóc và bỏ ăn, mất ngủ. Với trẻ lớn hơn, bé có thể gãi nhiều, gây trầy xước, viêm nhiễm. Lúc này, cần có biện pháp điều trị để tránh biến chứng. Để hiểu rõ hơn ba mẹ cùng Bebecare tìm hiểu qua bài viết Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa nhé!
Rôm sảy ở trẻ em là gì
Rôm sảy ở trẻ em là hiện tượng trên da (mặt, cổ, ngực, lưng) của trẻ xuất hiện các mụn nhỏ có màu hồng hoặc đỏ. Những mụn nhỏ này có thể to như đầu kim, cũng có thể là các hạt lấm tấm, li ti. Trên đầu mụn rôm có nước.
Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ em
Trẻ em thường hoạt động, hay gây đổ mồ hôi nhiều hơn so với người lớn, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức. Khi da của trẻ ẩm ướt trong một thời gian dài, đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây kích ứng và làm cho da trở nên dễ bị viêm, nổi rôm sảy.
- Không sạch sẽ: Trẻ không được tắm sạch hoặc quần áo, ga giường, chăn màn không được giặt sạch thường xuyên, đồ chơi và đồ dùng không được vệ sinh kỹ càng sẽ làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.
- Đổ mồ hôi nhiều: Trẻ hay hoạt động nhiều, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức. Mồ hôi dễ bị tích tụ trên da, làm cho da bị ướt và gây kích ứng.
- Dị ứng: Trẻ bị nổi rôm sảy do dị ứng với một số thức ăn, hóa chất hoặc dược phẩm.
- Tình trạng bệnh lý: Trẻ bị một số bệnh lý như: eczema, viêm da cơ địa, tiểu đường hoặc bệnh lý về hô hấp có thể dễ bị rôm sảy hơn.
- Tiếp xúc với chất kích ứng: Trẻ có thể bị rôm sảy do tiếp xúc với một số chất kích ứng như: xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng, hóa chất trong bể bơi, chất tẩy rửa, hoặc do tiếp xúc với đồ chơi không an toàn.
Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ em
Xem thêm: Sốt phát ban là gì? Biểu hiện và nguyên nhân gây sốt phát ban
Triệu chứng của tình trạng nổi sảy ở bé
Rôm sảy ở trẻ em rất dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu, triệu chứng điển hình sau:
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ, lấm tấm, li ti trên da, đặc biệt là ở mặt (trán, má), cổ, ngực và lưng. Đây là những vị trí có nhiều tuyến mồ hôi.
- Trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn, mất ngủ.
- Trẻ lớn gãi nhiều, gây trầy xước và vỡ các mụn nước. Nếu nhiễm khuẩn sẽ chuyển thành mụn có mủ bên trong.
- Bé có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, khiến vùng da dưới tã của bé luôn bị ẩm ướt.
Các dấu hiệu nhận biết bé bị rôm sảy
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bé bị bệnh chàm sữa
Cách điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian
Nếu bé bị rôm sảy, ba mẹ nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa nhi hay bác sĩ chuyên da liễu để có chỉ định điều trị thích hợp. Bệnh cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp dân gian để chữa trị cho bé, một số loại lá có chứa chất kháng sinh, giúp sát trùng, kháng khuẩn có thể dùng để đáp hoặc đun nước cho trẻ tắm trị một số bệnh ngoài da như:
- Lá khế: Khế có vị chua, có tác dụng tán nhiệt giải độc, được dùng để chữa trị các loại mụn nhọt, mề đay, ngứa do dị ứng…Ba mẹ có thể lấy một nắm lá khế, tách bỏ các phần gân xương thừa của lá sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn pha cùng với nước lạnh theo tỷ lệ vừa phải để đảm bảo nhiệt độ nước ấm thích hợp để tắm cho trẻ.
Chữa rôm sảy bằng lá khế
- Mướp đắng: Mướp đắng được xem là bài thuốc chữa rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả. Ba mẹ có thể thực hiện như sau: giã hoặc xay nhở trái mướp đắng. Cho thêm ít nước lọc vào và lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất rồi hòa vào nước tắm cho trẻ. Tùy vào lượng nước tắm cho trẻ để lấy tỷ lệ quả mướp đắng. Thông thường chỉ cần dùng 2 quả/lần.
Mướp đắng được xem là bài thuốc chữa rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả
- Lá dâu tằm: có tác dụng tản nhiệt. Các mẹ có thể thực hiện như sau: Lá dâu tằm sau khi đem về, ngâm với nước muối rồi rửa sạch để loại bỏ những thành phần bụi bẩn. Sau đó, cho tất cả lá vào trong một túi vải lớn bỏ vào nồi đổ đầy nước. Đợi nước sôi thì tắt bếp để tầm 15 phút cho nước chuyển thành dạng ấm hoặc pha loãng với nước lạnh rồi tắm cho trẻ.
- Lá tía tô: ba mẹ rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm lại hoặc lau bằng nước ấm cho trẻ.
- Lá chè xanh: Ba mẹ có thể thực hiện như sau: Rửa sạch lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun. Dùng nước lá chè xanh tắm cho bé giúp làn da của trẻ dịu đi, đồng thời với chức năng kháng khuẩn tốt.
- Lá trầu không: hái 10 lá trầu già, rửa sạch, đun sôi rồi pha với nước tắm cho bé. Lá trầu không đặc biệt thích hợp tắm khi trời lạnh, vì chúng giúp giữ cho cơ thể bé nóng ấm.
Lưu ý:
- Không tắm nước lá cho trẻ khi da con có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng. Bởi khi da đã trong tình trạng này thì da đã mất lớp màng bảo vệ, việc tắm lá dù đã qua đun nấu vẫn có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng, nhiễm trùng tăng lên và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
- Tráng lại bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da trẻ, gây nhiễm khuẩn.
- Thực hiện thao tác nhẹ nhàng: Trong quá trình thực hiện, ba mẹ nên thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho da của trẻ.
- Để ý các dấu hiệu bất thường: Khi sử dụng các phương pháp điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: ngứa, đau, sưng tấy, chảy nước, hoặc phản ứng dị ứng, ba mẹ nên ngừng sử dụng ngay lập tức và đưa bé đến bác sĩ để được khám để điều trị kịp thời.
- Thực hiện điều trị kịp thời: Nếu tình trạng rôm sảy không được cải thiện sau một thời gian dài hoặc có các triệu chứng bất thường khác, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Trẻ mọc răng cần bổ sung những dưỡng chất nào tốt nhất?
Phòng ngừa rôm sảy
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ba mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em bằng những cách đơn giản sau:
- Tắm cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi bé vui chơi, tiếp xúc với nắng nóng hoặc sau khi bé ra mồ hôi nhiều. Tắm với nước ấm và sử dụng sữa tắm, tránh sử dụng xà phòng, dầu gội tóc có hóa chất.
- Ưu tiên quần áo rộng, mỏng, thoáng mát, màu sáng từ chất liệu Cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh sử dụng quần áo dày, bó và màu đen, đặc biệt là vào mùa hè.
- Tránh bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu phải ra ngoài, hãy đưa bé đến nơi có bóng cây, sử dụng ô dù, nón hoặc quàng khăn che đầu cho bé.
- Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng như: bụi, phấn hoa, hóa chất, côn trùng.
- Khi trẻ vừa chớm bị rôm sảy, có thể tắm nước lá như nói trên để phòng ngừa tình trạng bệnh nghiêm trọng.
Tắm cho bé thường xuyên
Xem thêm: 3 dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần lưu ý
Kết luận
Hy vọng bài viết về phòng ngừa, điều trị rôm sảy ở bé của BebéCare sẽ giúp ích cho bé và gia đình bạn trong việc bảo vệ sức khỏe, chăm sóc da của bé một cách hiệu quả. Ba mẹ cũng nên lưu ý rằng, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé, ba mẹ nên đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị khi cần thiết.