Làm thế nào sớm nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Bằng mắt thường mọi người có thể dễ dàng thấy dấu hiệu bé suy dinh dưỡng. Tuy nhiên đó chỉ là những nhận xét khách quan, để chính xác hơn mọi người nên dựa vào những chỉ số dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ.

Thông qua bài viết này BebéCare sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết ở trẻ suy dinh dưỡng thường gặp nhất.

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng khá phổ biến, nhưng ít ai biết được rằng nguyên nhân chính xác là do đâu. Vì vậy hãy tham khảo một số nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng ở trẻ sau đây:

  • Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém, do các bệnh lý đường tiêu hóa  và việc phải sử dụng nhóm thuốc kháng sinh, làm mất cân bằng giữa lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột cũng làm giảm khả năng hấp thu.
  • Tình trạng trẻ sau khi ốm nặng khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng và không muốn ăn dẫn đến tình trạng thiếu chất, thiếu vitamin và khoáng chất.
Trẻ sơ sinh thiếu sữa mẹ cũng là nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng
  • Trẻ bị nhiều rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như: trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác. Nguyên nhân thường gặp phải ở trẻ em, khi bị phụ huynh ép ăn uống gây nên một áp lực rất lớn đối với trẻ khi ăn.
  • Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết bé suy dinh dưỡng 

Theo chuyên ngành y học

Để nhận biết bé suy dinh dưỡng cần dựa vào các chỉ số: cân nặng và chiều cao theo từng độ tuổi khác nhau.

Suy dinh dưỡng được chia làm 3 loại:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: khi cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị cân nặng theo tuổi của trẻ nằm dưới đường biểu diễn -2SD.
 
Dựa vào các chỉ số để đánh giá đúng nhất
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: khi chiều cao của trẻ thấp mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của trẻ nằm dưới đường biểu diễn -2SD.
  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: khi cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức chuẩn trong các lứa bạn cùng độ tuổi và giới tính, nằm dưới mức -2SD. Lúc này, cơ và mỡ bị teo đi nhiều. Đây là thể suy dinh dưỡng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn.

Dấu hiệu nhận biết qua ngoại hình bên ngoài

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có các dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Không lên cân, giảm cân, chậm tăng cân, đứng cân trong 2-3 tháng hoặc sụt cân.
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
  • Da xanh, tóc mọc thưa rụng, rụng tóc ở vùng chẩm (chiếu liếm), đổi màu tóc.
  • Chậm mọc răng, chậm biết đi.
  • Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
Trẻ sụt cân và chậm phát triển về chiều cao
  • Bé chậm phát triển, ít vận động, ưa quấy khóc.
  • Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ,…).
  • Trẻ hay bị tiêu chảy hoặc đi phân sống do rối loạn tiêu hóa.
  • Bé bạn biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, khó chịu, ít vui chơi, kém linh hoạt.
  • Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

Những trẻ em nào dễ bị suy dinh dưỡng

Bệnh suy dinh dưỡng thường gặp ở những trẻ:

  • Trẻ sinh non thiếu tháng
  • Trẻ sinh đôi, sinh ba, sinh tư…khi sinh ra nhẹ cân, hệ tiêu hoá và hô hấp yếu kém.
  • Trẻ không được bú sữa mẹ, và cũng bú ít sữa công thức
  • Trẻ sinh ra trong gia đình kinh tế khó khăn, không được chăm sóc tốt
  • Những trẻ có dị tật bẩm sinh như tim, phổi, sứt môi…
  • Trẻ em biếng ăn thiếu vitamin trầm trọng

Bài viết là những chia sẻ về các dấu hiệu nhận biết bé suy dinh dưỡng. Hy vọng mọi người có thể áp dụng và theo dõi các bé, phát hiện ra những dấu hiệu tương tự sớm để kịp thời cải thiện.

5/5 - (1 bình chọn)