Cẩm nang dành cho bố mẹ thông thái – Nuôi dạy con

cam-nang-danh-cho-bo-me-thong-thai-nuoi-day-con

Cẩm nang bố mẹ thông thái là gì? Nuôi dạy con bố mẹ cần phải có nguyên tắc để trẻ có thể trở nên tốt hơn vì nền tảng giáo dục chính là gia đình. Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu của hệ giá trị từ bố mẹ. Và để có những đứa trẻ hạnh phúc, vui vẻ, tự tin thì bố mẹ phải là những người giáo dục con đầu tiên. Trước khi trẻ học nói và lắng nghe người khác, việc giáo dục phải bắt đầu ngay từ khi trẻ được sinh ra. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cẩm nang bố mẹ thông thái dạy con những kỹ năng của bản thân

Hy vọng cẩm nang bố mẹ thông thái dạy con có thể chia sẻ đến các bậc phụ huynh cách giáo dục con cái trở nên tốt hơn. Giáo dục gia đình thành công là giúp trẻ hình thành và phát triển những thói quen tốt, có khả năng giải quyết mọi việc một cách độc lập. Khi trẻ còn nhỏ bố mẹ cần kịp thời chỉ bảo để dạy trẻ biết tự lập, biết tự kỷ luật, và biết cách chia sẻ với người khác. Có như vậy, trẻ mới phát triển tốt và thành công hơn trong cuộc sống tương lai của mình.

Cẩm nang bố mẹ thông thái dạy con suy nghĩ tích cực

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của các bố mẹ là luôn mắng con hư mỗi lần con làm việc xấu. Nhiều người thậm chí còn mắng mỏ con mình bằng những lời lẽ rất gay gắt, nặng nề. Và như vậy, bố mẹ đã găm vào đầu con trẻ những từ ngữ đó, khiến cho nhận thức non nớt của con vô hình chung đã tự nhận những tính cách đó về mình. Một đứa trẻ luôn cho rằng mình sai, rằng mình không tốt  thì sẽ không bao giờ có được sự tự tin.

Con có hành vi xấu hoặc sai trái không có nghĩa là bản chất con như vậy. Một người mẹ thông thái phải nhận ra được điều này để có thể giải quyết tốt hơn.

Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi của trẻ và nhẹ nhàng giải thích rõ vì sao hành động đó của con là sai. Hành động đó dẫn đến hậu quả gì, nghiêm trọng như thế nào để trẻ nhận thức được hành động đó của bản thân và rút kinh nghiệm không lặp lại hành động đó nữa.

Ngay cả khi con có những hành động tốt bố mẹ cũng đừng quên động viên, khuyến khích, khen ngợi và công nhận những nỗ lực của con. Trẻ sẽ rất vui khi bố mẹ làm những điều này với con và lấy điều đó làm động lực sau này. Con sẽ tự tin làm những điều mẹ từng khen và chia sẻ những việc tốt này với bạn bè. Vì vậy, sự tự tin của con sẽ được tăng cao hơn.

Cẩm nang bố mẹ thông thái dạy con tính tự lập

Bất kỳ bậc cha mẹ nào coi trọng con cái đều mong muốn truyền cho chúng đức tính độc lập cơ bản. Bởi không người bố người mẹ nào có thể luôn ở bên cạnh con, bảo vệ chăm sóc cho con. Vì vậy, việc dạy con tính tự lập để con biết tự lo cho bản thân mình, biết tự bảo vệ mình là điều cần thiết. Đặc biệt, tự lập cũng đóng vai trò quan trọng khi trưởng thành giúp con có thể bản lĩnh, tự tin hơn trong cuộc sống.

Trẻ sẽ biết được muốn thành công phải trải qua những khó khăn, thử thách chứ không phải thành công bằng việc bố mẹ cố gắng loại bỏ những khó khăn cho con. Điều quan trọng là bố mẹ đừng can thiệp quá sâu vào vấn đề mà trẻ đang tìm cách tự giải quyết. Hãy là người bạn, người đồng hành cùng con chứ không nên là người chỉ huy con hay nuông chiều con quá mức.

Dạy con biết tính tự giác kỷ luật

Tính tự giác kỷ luật giúp trẻ trì hoãn sự hài lòng, chống lại những cám dỗ không lành mạnh và chịu đựng sự khó chịu cần thiết để đạt được mục tiêu lâu dài. Tính tự chủ là điều cần thiết để hỗ trợ trẻ phát triển thành những cá nhân có trách nhiệm, cho dù đó là quyết định tắt trò chơi điện tử để làm bài tập về nhà hay hạn chế uống một lon nước ngọt khi mẹ không ở đó.

Bố mẹ hãy lắng nghe con cho con không gian để phát triển, hướng dẫn con tính tự giác. Đồng thời bố mẹ phải là tấm gương sáng cho con học tập và noi theo. Bố mẹ đừng nên giám sát và kiểm soát chặt chẽ tất cả hành động của con. Để con tự quyết định và tin tưởng vào quyết định của con. Bởi chính sự kiểm soát chặt chẽ và thiếu tin tưởng của cha mẹ đã tạo áp lực cho trẻ đồng thời làm suy giảm khả năng tự chủ của trẻ.

Cẩm nang bố mẹ thông thái dạy con có những hành động tốt

Cách tốt nhất để trẻ học được cách chia sẻ, rộng lượng với người khác chính là để trẻ nhìn thấy bố mẹ thực hiện những điều đó. Đừng quên dạy con rằng những điều như cảm xúc, suy nghĩ hay những câu chuyện vì những điều này cũng có thể khiến trẻ hiểu hơn về cách chia sẻ

Dạy con giúp bố mẹ làm việc nhà

Dạy trẻ giúp bố mẹ làm việc nhà không chỉ giúp gia đình có thể hoàn thành những công việc hằng ngày một cách hiệu quả, mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng và tạo ra một môi trường hòa đồng và đoàn kết trong gia đình. Bố mẹ thông thái hiểu rằng việc dạy trẻ chịu trách nhiệm và chia sẻ công việc nhà không chỉ là nhiệm vụ của riêng bố mẹ, mà cũng là cách tốt nhất để nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm và tự lập cho con em.

Dạy trẻ giúp bố mẹ làm việc nhà khuyến khích sự phát triển của trí tuệ và kỹ năng của trẻ. Bố mẹ có thể tạo ra các kế hoạch hợp lý để phân công công việc cho con em theo tuổi tác và khả năng của từng người. Các hoạt động này giúp trẻ sẽ biết được ý nghĩa của lao động và rèn luyện được tính kiên nhãn, tỉ mỉ và tự chủ.

Đồng thời, bố mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động gia đình, từ việc lên kế hoạch cho buổi ăn tối đến tổ chức các buổi dọn dẹp cuối tuần. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, xây dựng khả năng làm việc nhóm và phát triển tư duy sáng tạo.

Dạy trẻ biết cách chia sẻ với người khác

Chia sẻ là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống. Để có thể kết bạn cũng như duy trì tình bạn, đó là đức tính mà trẻ cần được học và rèn luyện. Những đứa trẻ chia sẻ với bạn bè có nhiều khả năng hợp tác hơn khi vui chơi, học tập và sau đó sống và làm việc trong cộng đồng của mình.

Trẻ cần được học về cách chia sẻ với người khác và điều này bố mẹ phải mất một khoảng thời gian để dạy trẻ. Bố mẹ có thể bắt đầu giới thiệu cho con những ưu điểm của việc chia sẻ, từ đó xây dựng nền tảng cho việc hình thành đức tính tốt đẹp này cho trẻ khi con còn nhỏ. Cẩm nang bố mẹ thông thái có thể áp dụng những trò chơi mà trẻ yêu thích và hứng thú để giúp trẻ biết cách chia sẻ. Những trò chơi đó sẽ giúp trẻ hiểu được về sự chia sẻ và giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ đưa một món đồ nào đó cho người khác không đồng nghĩa với việc là trẻ không bao giờ lấy lại được nó.

 

Đánh giá post