Bổ sung thừa sắt khi mang thai mẹ bầu gặp hậu quả khôn lường

Sắt là thành phần cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi không chỉ trong thời kỳ mang thai mà cả giai đoạn sau sinh. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, chán ăn, tăng nguy cơ sinh non… Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá mức sẽ dẫn tới thừa sắt, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu và cả thai nhi.

Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé, vì vậy khiến cho tâm lý của các mẹ bầu luôn sợ mình bị thiếu sắt và bổ sung một cách không phù hợp dẫn tới tình trạng thừa sắt. Vậy thừa sắt khi mang thai có sao không? Bên cạnh đó việc bổ sung các dưỡng chất khác như DHA, Axit Folic …cũng là điều cần thiết, mẹ hãy cùng BebéCare tìm hiểu về vấn đề bổ sung dư sắt khi mang thai mẹ nhé!

Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai

Chất sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể đặc biệt là phụ nữ mang thai. Sắt có nhiệm vụ tạo huyết sắc tố, vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung ít nhất 27mg mỗi ngày và lưu ý không vượt quá 45mg mỗi ngày dùng trong suốt thai kỳ. Lượng sắt bổ sung ở mẹ bầu được tính toán dựa trên cân nặng và sự thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Triệu chứng thừa sắt ở mẹ bầu

Mẹ bầu cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo thừa sắt như sau:

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu.
  • Chảy máu, đi tiểu ra máu, hạ huyết áp.
  • Vàng da, suy gan.
  • Khó thở, thở nhanh, nhịp tim nhanh.
  • Lơ mơ, nhầm lẫn.

Nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu bị dư thừa sắt

Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới tình trạng cơ thể thừa, không hấp thụ sắt, tuy nhiên có hai nguyên nhân sau là chủ yếu:

  • Mẹ bầu bổ sung quá liều: việc thừa sắt của mẹ bầu thường là kết quả của việc uống quá liều lượng sắt cho phép. Tình trạng này diễn ra do kê đơn tùy tiện của bác sĩ và bổ sung sắt tùy tiện của mẹ bầu. Theo giám đốc bệnh viện phụ sản Hà Nội, hiện nay tình trạng bác sĩ kê đơn cho tất cả các thai phụ, từ người mới có thai hay đã mang thai ở cuối thai kỳ, thậm chí cả ở phụ nữ sau sinh đều được kê đơn thuốc giống hệt nhau đang khá phổ biến. Đơn thuốc thông thường được kê gồm 1 viên sắt/ngày, việc kê này rất tùy tiện, vì ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, cũng như trước và sau sinh mẹ bầu cần lượng dinh dưỡng cũng như hàm lượng sắt là khác nhau.
  • Ở một số trường hợp, việc quá tải sắt cũng do nguyên nhân yếu tố di truyền, hay được truyền máu với số lượng lớn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẹ bầu bổ sung thừa sắt

Hậu quả của việc bổ sung thừa sắt khi mang thai

Sắt cũng giống như chì, thủy ngân, nhôm, mangan nếu bị tích lũy sẽ không thể bài tiết. Vì thế, khi sắt được bổ sung nhiều hơn lượng cần thiết, rất khó để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Phần lớn lượng sắt dư thừa được dự trữ trong gan ở dạng phức hợp sắt protein là ferritin, gây nên những hậu quả như:

Ảnh hưởng tới em bé: Hậu quả đầu tiên nếu mẹ để tình trạng dư thừa sắt diễn ra đó là ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Khiến cho thai nhi phát triển khó khăn do quá trình tạo máu bị cản trở, bởi lượng sắt tự do trong máu nhiều. Bé dễ bị sinh non và khi sinh thì dễ gặp nhiều trường hợp nguy hiểm phát sinh.

Tiểu đường thai kỳ: lượng sắt dư thừa tích trong tuyến tụy và gây nên tình trạng rối loạn tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này khiến cho thai nhi khi sinh ra hay bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể tới việc bà bầu sẽ có nguy cơ sinh non.

Gây nên tình trạng ngộ độc: khi mẹ bầu bổ sung quá nhiều sắt không cần thiết sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc. Nếu gặp những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, người xanh xao, tim đập nhanh, mẹ bầu bị sốt ,… mẹ cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra, vì rất có thể mẹ đang có nguy cơ bị ngộ độc sắt vì bổ sung quá liều lượng cho phép.

Ảnh hưởng gan: sắt dư thừa trong cơ thể tạo áp lực đến gan, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa mô gan, tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Đây là yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan hoặc suy gan.

Sức khỏe kém, ảnh hưởng tâm lý: việc thừa sắt sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý khiến mẹ bầu lúc nào cũng thấy căng thẳng, ức chế, uể oải, chán nản, chán ăn, tâm lý thất thường,…

Nguy cơ mắc viêm khớp tăng: mẹ bầu thừa sắt cũng sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp do chất này làm tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên dẫn tới tình trạng đau lưng, nhức mỏi chân,… trong thời gian mang thai.

Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa: nếu bổ sung sắt quá nhiều, mẹ bầu dễ bị bệnh liên quan tới tiêu hóa, đầu tiên là táo bón thai kỳ , điều này không chỉ là vấn đề khó chịu khi sinh hoạt, mà còn làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, dọa đẻ non với những bà bầu mắc bệnh lý.


Cần bổ sung sắt hợp lý để khỏe cho mẹ và tốt cho bé

Bổ sung thừa sắt bà bầu phải làm sao?

Nếu phát hiện mình có dấu hiệu bị dư thừa sắt lập tức mẹ phải:

  • Ngưng uống viên sắt ngay.
  • Ăn nhiều chất xơ, rau củ quả vì chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp giảm hấp thụ sắt.
  • Sử dụng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như rau má, nước râu ngô để nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài.
  • Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để có thể xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những tác hại trên đã trả lời cho câu hỏi “Thừa sắt khi mang thai có sao không?”. Chính vì thế mẹ cần phải thận trọng trong giai đoạn thai kỳ, không được tự ý uống thuốc và bổ sung sắt. Việc bổ sung sắt là rất cần thiết, nhưng cần phải hợp lý và theo đơn của bác sĩ chuyên khoa sản. Bên cạnh đó, mẹ cần để ý tới các dấu hiệu khi thừa sắt để kịp thời thăm khám và chủ động kiểm soát.

Chúc mẹ và bé có một thai kỳ phát triển thuận lợi!

Đánh giá post