Bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng?

Bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng?

Theo Tổ chức Y tế của Thế giới, hiện nay có rất nhiều người bị thiếu máu, con số cụ thể khoảng 30% dân số của thế giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu là do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những trường hợp dễ bị nhất. Bà bầu bị thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nước. Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai có hiện tượng thiếu máu ở thai kỳ.

Bà bầu bị thiếu máu là gì?

Bà bầu bị thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi yếu sức, rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc táo lúc lỏng.

Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu thai kỳ khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g/dl.

Bà bầu bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc duy trì hemoglobin trong giới hạn bình thường là rất quan trọng.

Bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng?

Nguyên nhân khiến các bà bầu bị thiếu máu

Do thiếu axit folic

Axit folic hay còn gọi là folate, một loại vitamin nhóm B tan trong nước có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi khi mang thai.

Ngoài ra, cơ thể mẹ bầu còn sử dụng axit folic để tạo ra các hồng cầu mới và DNA, phục vụ cho quá trình phát triển của bé yêu. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ axit folic của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Chế độ dinh dưỡng thiếu axit folic có thể khiến số lượng hồng cầu trong cơ thể sụt giảm, do đó dẫn đến thiếu hụt loại vitamin này.

Do thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị thiếu máu. Các chuyên gia sức khỏe ước tính có khoảng 15 – 25% bà bầu thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai nhưng lại không hề hay biết điều này.

Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở mọi độ tuổi và giới tính. Nhưng ở phụ nữ là nhiều nhất. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn được gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Ở phụ nữ mang thai có lượng sắt trong cơ thể khá thấp, là do tình trạng chu kì kinh nguyệt hàng tháng gây ra. Vì vậy, những người thường có kinh nhiều hoặc chu kì kinh kéo dài hơn so với người bình thường có khả năng bị thiếu máu nhiều hơn. Trong lúc mang thai, suốt 9 tháng phụ nữ sẽ không có kinh để dự trữ đủ lượng sắt trong cơ thể.

Bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng?

Do thiếu vitamin B12

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là tình trạng cơ thể mẹ bầu không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh do thiếu loại vitamin này. Vitamin B12 là yếu tố cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Những tế bào này sẽ mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể mẹ bầu.

Nếu số lượng tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các mô và cơ quan của bạn không thể nhận đủ oxy để phục vụ cho hoạt động thường ngày cũng như hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.

Những dấu hiệu thường thấy khi bà bầu bị thiếu máu

Khi bà bầu bị thiếu máu thường hay gặp những dấu hiệu sau:

  • Thường cảm thấy rất nhức đầu, mệt mỏi.
  • Cảm thấy rất khó thở (như vừa hoạt động mạnh kéo dài).
  • Thiếu máu khi mang bầu trong thời gian dài có thể khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về thần kinh hoặc ý thức bị ảnh hưởng như trí não mơ hồ, mất ngủ, giảm trí nhớ, tê tay chân, dễ cáu gắt,…
  • Da tái xanh, nhìn người rất yếu ớt, có độ phù nhẹ.
  • Rối loạn đại tiện.
  • Dễ bị nhiễm ngoài môi trường.
  • Rụng tóc, móng tay và chân bị mềm.
  • Phần niêm mạc của mí mắt dưới sẽ có màu nhợt nhạt do thiếu máu.
  • Thiếu máu trong quá trình mang thai khiến sức đề kháng của sản phụ bị suy giảm nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu hoá, nhiễm trùng hô hấp, rộp loét, nứt nẻ môi,…
  • Đặc biệt phụ nữ mang thai thường thích ăn những món như: đất sét, cát hay phấn,… do quá trình thiếu sắt gây nên.

Bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng?

Nguy hiểm khi mẹ bầu bị thiếu máu…

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Trước tiên, nguy hiểm đối với thai phụ.

Sự thiếu máu ở thai phụ gây nên sự thiếu oxy cho các bộ phận trong cơ thể (tim, não,…) hoạt động. Gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đối với mẹ bầu:

  • Dễ sảy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc thai lưu
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bong non
  • Tăng huyết áp thai kỳ
  • Sản giật – tiền sản giật
  • Ối vỡ sớm gây sinh non
  • Băng huyết sau sanh
  • Nhiễm trùng hậu sản
  • Mệt mỏi, suy nhược kéo dài
  • Thiếu sữa sau sinh

Bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng?

Ảnh hưởng đến thai nhi

Đặc biệt hơn, mẹ bầu thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi.

Những đứa trẻ sinh ra bởi những người mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ mang thai cũng sẽ dễ bị thiếu máu. Gây nên những hậu quả khi sinh như: nhẹ cân, sinh thiếu tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với những đứa trẻ bình thường. Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt, có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não, và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong quá trình hình thành Myelin.

Thai nhi của những bà mẹ thiếu máu ở giai đoạn đầu thai kỳ, có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi ở tuổi trưởng thành. Mặt khác, nếu chế độ ăn uống còn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ…

Với những trường hợp thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì quá nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chỉ cần chú ý chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tránh những trường hợp gây bị thương dẫn đến mất máu.

Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?

Tăng cường cung cấp vitamin C trong bữa ăn, giúp cho quá trình hấp thụ sắt tốt hơn. Hoặc có thể bổ sung thêm chất sắt dạng viên hoặc dạng nước.

Tăng cường bổ sung sắt qua chế độ ăn uống. Có 2 loại sắt: heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ và non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…

Nếu thiếu sắt quá nhiều có thể bổ sung bằng cách tiêm chích hoặc có thể truyền máu.

Nếu bị thiếu máu trong thai kỳ, ngoài cung cấp chất sắt qua thực phẩm trong các bữa ăn hay những loại thuốc hỗ trợ. Bạn nên đi khám ở các bệnh viện và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi trong bụng?

Ngoài chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi đầy đủ bởi tình trạng thiếu máu sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi, bủn rủn chân tay hoặc thậm chí buồn nôn, nôn mửa. Nếu mẹ bầu gắng gượng hoạt động quá sức có thể dẫn đến ngất xỉu, vô tình tổn thương cả mẹ lẫn con.

Thông qua bài viết này chúc các mẹ sẽ có thêm những bài học, kinh nghiệm khi bị thiếu máu thai kỳ. Nhận biết được những dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu cũng như là cách để bổ sung dinh dưỡng hợp lý, để có những giải pháp kịp thời. Mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung axit folic mỗi ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh cho mẹ và bé nhé.

Đánh giá post