Trẻ 8 tháng đã có hệ tiêu hóa ổn định hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó. Vì thế, thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng lúc này nên bao gồm đa dạng thực phẩm hơn như cháo, thịt lợn, thịt bò, cá, gà, lòng đỏ trứng, rau củ quả, sữa chua, phô mai, dầu ăn… được chế biến thành nhiều món khác nhau. Cùng theo dõi bài viết sau đây, để tìm hiểu về thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng phát triển.
Bé 8 tháng tuổi nên ăn gì?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn dặm cho các bé mỗi độ tuổi nên chế biến theo cấu trúc khác nhau, với bé 8 tháng thức ăn nên là cháo đặc, ít loãng, có hình khối, xay nát và không cần rây. Mục đích của của việc làm này là giúp bé tập đối phó và làm quen dần với các dạng thực phẩm khó hơn cháo loãng và là bước đệm để bé ăn được cơm.
Cữ ăn của trẻ 8 tháng nên từ 2-3 bữa/ ngày và xen kẽ các bữa ăn phụ trong ngày bằng hoa quả chín nghiền, sữa hoặc sinh tố, sữa chua, phô mai… hoặc có thể thay đổi theo nhu cầu của bé hoặc tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Cháo đậu hũ cà chua
Nguyên liệu:
- 4 thìa canh bột gạo hoặc có thể sử dụng cháo trắng đã nấu chín sẵn (nếu dùng bột gạo thì cần chuẩn bị thêm 1 bát nước lọc để nấu).
- 1 thìa canh cà chua đã được bỏ hạt và băm nhuyễn.
- 1 thìa canh đậu hũ non đã được tán nhuyễn.
- 1 thìa canh dầu ăn.
Hướng dẫn chế biến:
Bước 1: Bắc nước lên bếp, cho nguyên liệu cà chua, đậu hũ vào nấu chín rồi tắt bếp.
Bước 2: Cho bột gạo hay cháo trắng đã chín sẵn vào cùng, cho thêm 1 thìa dầu ăn vào là có thể cho trẻ dùng được ngay.
Cháo tôm cải bẹ trắng
Nguyên liệu:
- 4 thìa canh bột gạo hoặc có thể sử dụng cháo trắng đã nấu chín sẵn (nếu dùng bột gạo thì cần chuẩn bị thêm 1 bát nước lọc để lát nấu).
- 1 thìa canh cải bẹ trắng đã được băm nhuyễn, thìa canh tôm đã được tách vỏ và băm nhuyễn.
- 1 thìa canh dầu ăn.
Hướng dẫn chế biến:
Bước 1: Đun sôi rau và nước rồi cho tôm vào đun cùng tới khi tôm chín thì tắt bếp.
Bước 2: Tiếp tục cho cháo đã nấu sẵn hoặc bột cháo vào cùng, cho dầu ăn vào là có thể cho trẻ dùng được ngay.
Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu:
- 4 thìa canh bột gạo hoặc có thể sử dụng cháo trắng đã nấu chín sẵn (nếu dùng bột gạo thì cần chuẩn bị thêm 1 bát nước lọc để lát nấu).
- 1 thìa canh nấm rơm đã được băm nhuyễn.
- 1 thìa canh thịt heo đã được băm nhuyễn.
- 1 thìa canh dầu ăn.
Hướng dẫn chế biến:
Bước 1: Nấu chín thịt heo với nước hoặc bạn cũng có thể nấu cùng nước cháo trắng.
Bước 2: Khi thịt chín thì tiếp tục cho nấm rơm vào cùng và nấu chín rồi tắt bếp.
Bước 3: Trộn bột gạo vào chung (nếu không dùng bột gạo thì bạn có thể cho cháo đã nấu chín sẵn vào), cho thêm thìa dầu ăn vào nữa là có thể cho trẻ dùng được ngay.
Cháo thịt bò bông cải xanh
Nguyên liệu:
- 4 thìa canh bột gạo hoặc có thể sử dụng cháo trắng đã nấu chín sẵn (nếu dùng bột gạo thì cần chuẩn bị thêm 1 bát nước lọc để lát nấu).
- 1 thìa canh thịt bò đã được băm nhuyễn.
- 1 thìa canh bông cải xanh đã được băm nhuyễn.
- 1 thìa canh dầu ăn.
Hướng dẫn chế biến:
Bước 1: Vo gạo và ninh nhừ cháo với lửa nhỏ (có thể nêm thêm ít muối vào), thỉnh thoảng khuấy đều để tránh gạo dính vào đáy nồi.
Bước 2: Rửa sạch thịt bò rồi cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 3: Phần súp lơ sau khi rửa sạch thì đem băm nhỏ ra.
Bước 4: Khi cháo chín, mẹ đổ hỗn hợp súp lơ và thịt bò vào nấu cùng, khuấy đều và tiếp tục đun sôi từ 3 – 5 phút cho chín thì tắt bếp.
Cháo cá hồi đậu xanh
Nguyên liệu:
- 1 thìa canh cá hồi đã được băm nhuyễn.
- 2 thìa canh đậu xanh đã được xay nhuyễn.
- 1 thìa canh gạo nếp.
- 1 thìa canh gạo tẻ.
- 1 ít hành khô
- 1 thìa canh dầu ăn.
Hướng dẫn chế biến:
Bước 1: Đậu xanh bạn đem vào nước cho nở mềm, nhớ loại bỏ các hạt nổi lép nổi lên trên. Nếu đậu xanh chưa được bóc vỏ thì bạn nên giã và loại bỏ vỏ sau khi ngâm.
Bước 2: Gạo tẻ và gạo nếp đem ngâm với nước 20 phút cho mềm. Gạo, đậu xanh ngâm xong thì bạn cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
Bước 3: Cá hồi đem thái hạt lựu rồi ướp cùng với hành khô băm nhuyễn và hạt nêm. Nên ướp trong 15 phút cho cá ngấm gia vị.
Bước 4: Cho chảo lên bếp, phi thơm hành khô và cho hành khô vào xào, sau đó nghiền nhỏ cá.
Bước 5: Nấu một nồi nước, nước sôi thì cho hỗn hợp gạo và đậu xanh vào nấu. Bạn nhớ khuấy đều tay để cháo được chín đều. Cháo chín thì cho cá hồi vào, nêm nếm gia vị vừa ăn với trẻ, để bớt nóng và cho bé thưởng thức.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cần lưu ý gì?
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé, do đó mẹ nên kết hợp thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi và cho bé bú sữa. Mẹ nên duy trì cho bé bú sữa mẹ khoảng 600ml mỗi ngày.
Mẹ cần linh hoạt thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi, món ăn hàng ngày cho trẻ ăn bữa nào mới nấu bữa đó vì nếu chỉ dùng 1 món ăn từ sáng tới tối và việc hâm nóng lại món ăn nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chất lượng của món ăn.
Mẹ có thể tham khảo các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé tại đây.
Hơn thế nữa, việc lặp đi lặp lại 1 món ăn thường xuyên còn làm trẻ cảm thấy ngán ngẩm và sợ hãi mỗi khi mẹ cho trẻ ăn.
Ngoài việc ăn uống như thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi vừa gợi ý trên, mẹ cũng nên cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua, phô mai… vì đây đều là những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ.
Mẹ không nên lạm dụng cho bé ăn những món ăn đã nghiền nát sẵn. Vì lúc này bé đã bắt đầu phát triển hơn. Nếu như mẹ vẫn cứ tiếp tục cho bé ăn thường xuyên những thực phẩm đã nghiền nát sẵn như lúc 6 tháng tuổi, bé sẽ không tập được khả năng nhai và nuốt, từ đó ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển sau này.
Khi chế biến thức ăn dặm cho bé, mẹ không nên nêm thêm gia vị nhằm giúp trẻ phát triển vị giác và cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn. Đồng thời, việc này cũng tập cho bé thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ thận.
Mẹ không hâm nóng cháo lại nhiều lần. Vì khi mẹ nấu đi nấu lại cháo cho bé nhiều lần sẽ khiến mùi vị của cháo bị thay đổi, không những thế các chất dinh dưỡng trong cháo cũng có thể bị thay đổi gây hại cho bé. Vì vậy, khi nấu cháo mẹ phải nấu đủ lượng cho bé ăn.
Nếu trẻ không chịu ăn dặm, chậm lớn, biếng ăn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân và cho con bổ sung thêm các vi chất như lysine, kẽm, selen, crom, vitamin nhóm B… để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hoá, tăng cảm giác ngon miệng.
Thông qua bài viết, hy vọng các mẹ sẽ tìm cho bé yêu một thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi lý tưởng và bổ dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này rất cao nhưng hệ tiêu hóa của bé vẫn rất non nớt. Mẹ nên lựa chọn thực phẩm đủ chất dinh dưỡng cũng như chế biến khoa học để giữ được dưỡng chất cho con yêu.
Mẹ có thể mua đồ ăn dặm cho bé tại đây nhé.