Trẻ bú sữa mẹ nhưng chậm tăng cân, nguyên nhân do đâu?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ thắc mắc tại sao cho con bú mẹ đầy đủ mà trẻ vẫn tăng cân chậm. Vậy nguyên nhân do đâu và biện pháp xử lý như thế nào?

 

Nguyên nhân trẻ bú sữa mẹ nhưng chậm tăng cân

1. Nguồn sữa mẹ ít

Vấn đề này mẹ có thể nhận biết được ngay: trong 3 tháng đầu sau sinh mà ngực mẹ không có cảm giác căng tức thường xuyên, khi hút sữa, kích sữa thì lượng sữa ra ít, trẻ không thỏa mãn sau mỗi cữ bú, trẻ đi tiểu ít (<6 lần/ngày).

Khi mẹ ít sữa sẽ hình thành cho con một thói quen đó là ăn ít dần. Khi trẻ bú không được nhiều thì sẽ giảm các hoạt động để giảm tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Sự điều chỉnh đó giúp trẻ không bị đói nhưng cũng đồng thời khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn, ăn ít dần và hình thành thói quen ăn ít của trẻ. Cơ chế tiết sữa mẹ cũng dựa theo nhu cầu ăn của trẻ nên dễ dẫn đến tình trạng mẹ ngày càng ít sữa.

Biện pháp: Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mẹ ít sữa là chế độ ăn uống, chế độ ngủ nghỉ không đảm bảo, mẹ bị ốm phải dùng thuốc. Bởi vậy phụ nữ sau sinh trong những tháng đầu tiên cần được chăm sóc đặc biệt, cải thiện đầy đủ về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh nhiều sữa và có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tâm trạng thoải mái thì mới có đủ sữa cho con.

2. Mẹ cho bú sai cách

Khi mà mẹ cho bé sai ngậm không đúng khớp, không ngậm hết quầng vú mẹ, khi mà đầu ti mẹ bị thụt hoặc đầu ti to quá bé không ngậm được thì bé cũng nhận được lượng sữa ít hơn dù bú lâu, khiến mẹ gặp các vấn đề ở vú như: đau, nứt cổ gà…

Biện pháp: mẹ điều chỉnh lại cách ngậm bắt vú của trẻ cho đúng như miệng trẻ mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ chạm vào vú mẹ, trẻ ngậm hết quầng vú mẹ…

 

3. Trẻ chỉ bú sữa đầu hoặc mẹ quá nhiều sữa

Nếu mẹ cho trẻ bú sai cách, nghĩa là trẻ bú không kiệt hẳn một bên bầu vú mẹ để nhận được sữa béo ở cuối. Để khắc phục mẹ cần cho trẻ bú dứt điểm một bên, xẹp hẳn ngực rồi mới chuyển qua bên còn lại.

Cũng có trường hợp các bà mẹ cơ địa quá nhiều sữa hoặc kích sữa “quá đà”. Vì sữa quá nhiều nên lượng sữa đầu nhiều, trẻ chưa kịp bú đến đoạn sữa béo thì đã no bụng rồi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể vắt bớt sữa đầu để trẻ nhận được nguồn sữa cuối nhiều chất béo hơn.

4. Cho con ăn theo lịch cứng nhắc

Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc nghĩa là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho trẻ “bú sữa” mà không dựa trên nhu cầu của trẻ dù trẻ đang có dấu hiệu bị đói. Vì thế trẻ thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho trẻ “bú mẹ” ngay khi trẻ cần.

5. Do hệ tiêu hóa của trẻ không tốt

Do hệ tiêu hóa của trẻ không tốt bởi bệnh lý hay trẻ bị ốm làm giảm sự hấp thu của đường tiêu hóa nên ăn vào nhưng không hấp thu được. Để biết chắc chắn trẻ có phải đang gặp vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng hay không, mẹ nên cùng trẻ đến khám ở các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra cũng như đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.

Những năm đầu đời rất quan trọng trong phát triển trí não và thể chất ở trẻ, vì thế mẹ cần chú ý thật kỹ để giúp trẻ có thể phát triển hết tiềm năng của mình.

Bé bú nhiều chậm tăng cân do hệ tiêu hóa có vấn đề

Khi mẹ cảm thấy không đủ sữa cho trẻ bú, mẹ có thể kết hợp thêm sản phẩm công thức dinh dưỡng  dành cho trẻ từ 0-1 tuổi có hương vị gần với sữa tự nhiên nhất. Đây là dòng sản phẩm công thức dinh dưỡng số 1 Nhật Bản được sản xuất dựa trên nghiên cứu “khoa học sữa mẹ”:

  • Đảm bảo tăng trưởng và phát triển vững chắc
  • Theo dõi tình trạng phân của trẻ
  • Cân nhắc đến khả năng hấp thu của trẻ
  • Chú trọng đến việc tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ

Các nguyên tắc cho bé bú sữa mẹ phát triển tốt cân nặng và trí não

Nhiều mẹ lo lắng khi thấy bé yêu dù bú nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau để bé hấp thu tốt nguồn sữa mẹ dồi dào:

  • Cho bé bú đủ cử, đủ thời gian
  • Cho bé bú đúng tư thế
  • Bé cần được ngủ đủ giấc
  • Nên tập cho bé vận động nhiều hơn
  • Massage thư giãn cho bé
  • Đọc sách truyện, và cho bé nghe nhạc
  • Tiếp xúc da kề da với bé nhiều hơn
  • Mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tạo ra nguồn sữa dồi dào chất lượng cho bé

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có ảnh hưởng gì không?

Nếu trẻ sơ sinh được cung cấp đủ dưỡng chất nhưng vẫn chậm tăng cân, chậm phát triển thể chất thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé rất nhiều. Bé sẽ bị thiếu năng lượng, còi xương, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém và các vấn đề khác về tim mạch.

5/5 - (1 bình chọn)