3 tháng cuối thai kỳ là thời gian quan trọng nhất đối với mẹ bầu, đánh dấu sự kết thúc của hành trình mang thai và sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Vì sắp sinh nên từng cử động sẽ được chú ý nhiều hơn.
Đã xảy ra nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Điều này có thể gây ra trường hợp sinh non. Cùng đọc bài viết sau để tham khảo những điều mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần kiêng cử để vượt cạn thành công nhé.
Tại sao 3 tháng cuối thai kỳ quan trọng nhất
Ở giai đoạn này, thai nhi trong bụng phát triển vượt bậc để tiếp tục hoàn thiện và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Các mẹ bầu sẽ cảm nhận được qua việc di chuyển nặng nề và mẹ bầu cũng khó khăn hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong giai đoạn này mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên. Siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng phát triển của bé, nặng bao nhiêu, thai to hay nhỏ, tình trạng nước ối của mẹ… Từ đó có phương pháp sinh nở hợp lý nhất, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trước và trong quá trình chuyển dạ sinh nở.
Việc khám thai kỳ định kỳ còn là cơ hội để các mẹ sớm phát hiện các dấu hiệu xấu như: tiền sản giật, viêm nhiễm đường tiết niệu hay dấu hiệu sinh non,… Tiền sản giật thường xuất hiện thai 21 tuần trở đi, làm tăng nguy cơ thai nhi chết lưu hoặc sinh non. Triệu chứng của tiền sản giật thường gặp nhất là huyết áp tăng cao đột ngột, có vấn đề về nước tiểu, buồn nôn, đau đầu, đi tiểu ít, chức năng gan – thận suy yếu,…
Thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ như thế nào?
Vào tuần 31, phổi của thai nhi đã trưởng thành hơn. Đến tuần 36, đầu của thai nhi có thể bắt đầu hướng vào hoặc ngồi xuống thấp hơn vào khung xương chậu của thai phụ, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Khoảng 1/5 trong số tất cả trẻ sơ sinh sẽ ở “tư thế ngôi mông”, thay vì tư thế đầu cúi xuống thông thường, khi bắt đầu chuyển dạ.
Các cơ quan quan trọng sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, phổi và thận cũng dần trưởng thành, thai nhi có thể nhìn, nghe, bú mút ngón tay cái… Bộ não tiếp tục phát triển với tốc độ rất nhanh.
Khi được 40 tuần, thai nhi có thể nặng từ 2,7 – 4kg và dài từ 48 – 53cm. Về mặt phát triển, em bé đã sẵn sàng chào đời.
Quy trình khám thai 3 tháng cuối thai kỳ
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
- Tầm soát bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
- Dung tích hồng cầu.
- Xét nghiệm kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B.
- Chỉ số nước ối.
- Siêu âm đánh giá sức khỏe thai nhi.
- Kiểm tra tử cung xác định thời điểm sinh con.
Những điều bà bầu nên làm ở 3 tháng cuối thai kỳ
Khám thai định kỳ
Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Mẹ có thể ăn bất cứ khi nào khi thấy đói nhưng tránh ăn quá no. Bên cạnh đó, mẹ nhớ bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô ối, giúp cơ thể tỉnh táo, minh mẫn. Đây là một trong những điều cần làm 3 tháng cuối thai kỳ không thể bỏ qua. Ngoài ra, mẹ đừng quên ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu để giúp bé khỏe mạnh.
Mẹ tìm hiểu thêm chế độ dinh dưỡng ở 3 tháng cuối thai kỳ tại đây
Nghỉ ngơi, thư giãn
Trong giai đoạn này mẹ hãy nghỉ ngơi, thư giãn bất cứ khi nào có thể để tinh thần được thoải mái nhất cho kỳ sinh nở. Nếu bạn vẫn đi làm ở tháng thứ 8 của thai kỳ thì hãy chuyển những phần việc khó khăn cho đồng nghiệp và bàn giao những công việc chính để sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn” bất cứ khi nào.
Tập thở
Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
Bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ cần kiêng cử gì?
Dưới đây là các điều các mẹ bầu cần kiêng cữ 3 tháng cuối để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh:
Không làm việc quá nặng
Vận động trước khi sinh là điều cần thiết nhưng mẹ nên hạn chế vận động nặng. Mẹ cũng nên tránh tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa khi làm việc (nước rửa chén, lau sàn,…) ảnh hưởng đến thai nhi.
Hay đứng quá lâu hoặc ngồi thấp giặt đồ sẽ gây các triệu chứng đau nhức xương khớp cho phụ nữ sau khi sinh. Không những thế, mẹ bầu có thể trượt chân té ngã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con.
Xoa bụng bầu
Điều này rất tốt cho em bé, giúp bé giao tiếp với mẹ ngay từ trong bụng và cũng khiến mẹ thư giãn, bớt stress mệt mỏi.
Tuy nhiên, nếu mẹ xoa bụng với tần suất nhiều có thể kích thích tử cung co thắt gây sinh non. Vì thế đây là hành động mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai.
Nằm ngửa trong khi ngủ
Có thể gây chèn ép, cản trở lưu thông máu, khiến máu không đến được bào thai, gây nguy hiểm cho con. Tư thế phù hợp nhất cho mẹ bầu vào 3 tháng cuối là nằm nghiêng sang bên trái.
Quan hệ tình dục nhiều
Vào 3 tháng cuối, mẹ bầu cần kiêng cữ bớt chuyện “yêu”. Không nên “yêu” quá nhiều và có những tư thế khó, những động tác mạnh. Vì rất dễ làm động thai, thậm chí sẩy thai, sinh non.
Đi chơi xa
Vì canxi hầu hết để nuôi thai nhi nên mẹ bầu dễ bị thiếu hụt canxi dẫn đến mệt mỏi, tê tay chân, đau nhức người… Đi chơi xa khiến mẹ hoạt động nhiều còn có thể gây sẩy thai sinh non.
Ngồi im một chỗ
Không nên nằm trên giường quá nhiều, khiến máu huyết lưu thông kém, ảnh hưởng thai nhi. Thói quen này làm con chậm lớn, kém phát triển trí não mà còn làm cho mẹ mệt mỏi, bực bội, dễ cáu gắt, dễ bị stress trong thai kỳ.
Lái xe máy
Vì bụng to khiến mẹ giữ thăng bằng khó, đôi lúc mệt mỏi, chóng mặt khi đang đi trên đường rất nguy hiểm.
Ăn mặn
Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân. Trầm trọng hơn, thai nhi có thể bị rối loạn hấp thu dưỡng chất.
Tư thế
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu hạn chế gập người, bắt chéo chân, đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Những tư thế này có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, hạn chế lưu thông khí huyết, thậm chí là suy giãn tĩnh mạch.
Tránh các chất kích thích
Uống rượu, các thức uống caffeine, hút thuốc, sử dụng chất gây nghiện…là những việc mẹ tuyệt đối tránh khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Không mặc đồ quá chật
Mặc đồ chật khiến máu khó lưu thông, dễ bị tê bì tay chân. Mẹ nên ưu tiên mặc đồ mỏng nhẹ, thoáng mát.
Bài viết trên cung cấp một số thông tin cơ bản về những hạn chế cho bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ cần tuân theo. Hy vọng kiến thức trên có ích cho bạn và cả mẹ và bé, giúp cả hai đều “vượt cạn” thành công.
Mẹ cần giải đáp thắc mắc gì trong suốt thai kỳ hãy liên hệ bebecare nhé!