Đến tháng thứ 2 của thai kỳ, bào thai đã phân hóa rõ đầu, mình, tay, chân. Cơ thể mẹ cũng xuất hiện một số thay đổi như không thấy kinh, bầu ngực căng lên, bắt đầu ốm nghén. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường các mẹ nhé.
Đối với những chị em lần đầu làm mẹ, cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai, cụ thể là những thay đổi trên cơ thể mẹ, đồng thời theo dõi quá trình phát triển của thai nhi như chiều dài, cân nặng để có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Nhiều mẹ thắc mắc giai đoạn mang thai tháng thứ 2 thì thai nhi đã hình thành chưa? Bebécare xin trả lời là: bào thai đã phân hóa rõ đầu, mình, tay và chân. Thêm vào đó, cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2 cũng xuất hiện một số thay đổi như không thấy kinh, bầu ngực căng lên, nhiệt độ cơ thể thay đổi, bắt đầu ốm nghén. Trong trường hợp này, mẹ nên bình tĩnh vì đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mẹ mang bầu, mẹ nhé!
Mang thai tháng thứ 2 – Giai đoạn đầu thai kỳ
Tháng thứ 2 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi mẹ nhé:
Chiều dài, cân nặng thai nhi ở tháng thứ 2
Cân nặng, chiều dài của thai nhi khi mẹ mang bầu ở tháng thứ 2
Đến tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ có kích thước khoảng 2-3 cm, có trọng lượng khoảng 4g. Giai đoạn này, bào thai đã phân hóa đầu, mình, tay, chân. Đồng thời xuất hiện mắt, tai, miệng và các cơ quan như tim cũng bắt đầu được hình thành.
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi bầu tháng thứ 2
Biểu hiện thai kỳ tháng thứ 2 thường dễ dàng nhận biết qua những thay đổi phổ biến của mẹ bầu:
- Không thấy kinh nguyệt, thân nhiệt luôn cao.
- Bầu ngực căng lên, núm vú sẫm màu và trở nên mẫn cảm. Một số mẹ có thể cảm thấy khó chịu hơn cả những ngày sắp tới ngày đèn đỏ. Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng dị ứng ngứa trong thai kỳ.
- Có mẹ bầu tháng thứ 2 sẽ bắt đầu cảm thấy chán ăn, buồn nôn, khó chịu, ốm nghén, mệt mỏi. Mẹ bầu nên lưu ý chế độ ăn uống dinh dưỡng trong thời kỳ này để hạn chế tình trạng ốm nghén.
- Bụng dưới căng cứng có khi đau nặng bụng (nếu đau bụng nhiều khi mang thai 2 tháng đầu kèm theo xuất huyết nên đến bệnh viện kiểm tra ngay), đau mỏi thắt lưng và số lần đi tiểu nhiều lên.
- Cơ thể mẹ sản xuất thêm một lượng máu vào thai kỳ, và nhịp tim của mẹ nhanh hơn, mạnh hơn bình thường để bơm thêm máu.
- Có thể chảy máu nhẹ vùng âm đạo, có thể chỉ là những đốm nhỏ chứ không nhiều như hành kinh. Hiện tượng này xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. Đói nhiều hơn, có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai, cảm giác này kéo dài và chỉ thấy dễ chịu hơn khi ăn vào. Tuy nhiên, mẹ sẽ tiếp tục bị lặp lại cảm giác này sau đó.
- Nhiều mẹ thắc mắc bụng bầu 2 tháng có to chưa, điều này cũng tuỳ thuộc vào cơ địa hình thể của mẹ và mẹ mang thai lần đầu hay lần hai, ba.
Hình ảnh bụng bầu 2 tháng
Mẹ lưu ý: Khi nghi ngờ là bản thân đã mang thai, cần lưu ý việc uống thuốc khi mang thai và chụp X-quang. Khi khám sức khỏe tại bệnh viện hay khi mua thuốc, cần thông báo rằng bản thân có khả năng đang mang thai.
Kết thúc tháng thứ 2, mẹ sẽ chuyển sang cột mốc quan trọng sắp tới đó là vị giác của thai nhi sẽ phát triển trong tháng thứ 3 của thai kỳ. Để tìm hiểu về giai đoạn này có sự thay đổi gì của cả mẹ và thai nhi, mẹ hãy đón đọc: Giai đoạn thai kỳ – Tháng thứ 3.