Đến lúc này, có lẽ mẹ bầu đã quen dần với việc mang thai và giảm hẳn thời kỳ ốm nghén. Đa phần phụ nữ sẽ bị dao động tâm lý khi mang thai lần đầu và còn bỡ ngỡ về cách chăm sóc theo dõi thai nhi. Cách nhanh nhất để các bố mẹ nắm bắt rõ về tình trạng của con yêu là theo dõi chiều cao và cân nặng. Trong đó bảng cân nặng thai nhi theo tuần là một trong số những thông tin bố mẹ cần lưu ý để có chế độ dinh dưỡng hay tập luyện phù hợp. Vậy cân nặng thai nhi 6 tháng, 7 tháng,… bao nhiêu là chuẩn nhất?
Thai nhi 6 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Cơ thể thai nhi 6 tháng tuổi đã có sự phát triển đáng kể về nhiều mặt, cụ thể như:
- Cân nặng thai nhi 6 tháng tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cân nặng thai nhi 6 tháng tuổi đạt chuẩn là khoảng 700g. Chiều dài khoảng 36cm khi bé duỗi thẳng chân.
- Não bộ: Về não bộ, các mô não phát triển hơn, dần hình thành những nếp nhăn và lồi lõm so với thời kỳ trước.
- Giấc ngủ của bé: Thai nhi bắt đầu hình thành thói quen ngủ và thức đúng giờ mỗi ngày.
- Hoạt động của thai nhi: Thai nhi hoạt động hơn với các cử động nhắm mắt, mở mắt, mút tay, đạp bụng mẹ, nấc cụt,…
- Phổi: Chưa phát triển hoàn thiện, bé có thể mắc các bệnh hô hấp nếu bị sinh non ở tháng tuổi thứ 6.
- Mạch máu và tuần hoàn: Tuần hoàn đã dần hoàn thiện, tim đã tự bơm máu và mạch máu cũng phát triển khá hoàn chỉnh.
- Dây rốn: Vào tháng thứ 6 dây rốn của thai nhi đã dày và khỏe hơn, nhằm tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.
Tháng thứ 6, thai phụ sẽ cảm nhận rõ ràng nhất sự thay đổi của cơ thể và thai nhi
Không chỉ em bé, cơ thể của mẹ bầu khi thai nhi bước qua tháng thứ 6 cũng có nhiều sự thay đổi. Theo đó, mẹ có thể gặp phải một vài tình trạng như:
- Bị đau lưng, chuột rút bắp chân: Ở 6 tháng tuổi, tử cung của mẹ bầu lớn và nặng hơn, đồng thời bị đẩy lên trên cơ hoành. Điều này gây áp lực lên các dây thần kinh và tĩnh mạch chân, khiến máu bị đưa từ chân trở lại tim gây chuột rút bắp chân.
- Bước chân không ổn định: Tăng cân và bụng ngày một to ra khiến trọng tâm của mẹ bị lệch về phía trước. Đồng thời các khớp vùng chậu sẽ bị nới lỏng ra khiến bước chân của mẹ không ổn định, rất dễ té ngã khi đi đứng.
- Mất ngủ: Việc bụng bầu to ra khiến mẹ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp. Cùng với đó là những lần chuột rút đột ngột càng khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị đầy hơi, đau nửa đầu, hay quên hoặc có cảm giác đau dây chằng tròn (hai dải mô liên kết nằm ở hai bên tử cung)..
Cân nặng thai nhi 6 tháng sẽ như thế nào?
Em bé của bạn sẽ có cân nặng thai nhi 6 tháng tuổi chỉ khoảng 700gr. Thai nhi 24 tuần tuổi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, dù chân tay đã có thể duỗi ra. Nhưng hầu hết thời gian này em bé vẫn sẽ co người lại, gấp hết cả chân lên còn bàn chân thì ép vào mông.
Khi mang thai tháng thứ 6, em bé bắt đầu mở mắt ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ tự học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt và sẽ tiếp tục rèn luyện tập trọng điểm nhìn trong vài tháng trong bụng mẹ trước khi chào đời. Nhiều ba mẹ cảm thấy hết sức ngạc nhiên khi thấy em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt cái nào, cứ thế nhìn chằm chằm vào ba mẹ. Để kịp lưu lại khoảnh khắc thiêng liêng và đáng yêu này. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này.
Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong tháng này không nhiều như cách đây vài tuần. Khi em bé đã lớn hơn mà lại không có đủ lượng nước ối lớn để làm lớp đệm dày. Vì vậy các mẹ bầu sẽ cảm nhận rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người từ con trong bụng của mình.
Ở tháng thứ 6, thai nhi đã có thể duỗi tay chân ra được
Em bé đã phát triển to và dài hơn, cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình mẹ sinh, đưa con ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời sẽ nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gen trội và các yếu tố di truyền khác.
Em bé bây giờ đã có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau. Cách thức thực hiện sẽ như một “chu kỳ” vận động của bé, từ từ dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận thấy rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm và có thể đánh thức mẹ cho dù là đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt hoặc khi nghe tiếng của bố hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó cũng vậy.
Xem thêm chi tiết giai đoạn thai kỳ tháng thứ 6 của thai nhi tại đây.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để đảm bảo cân nặng thai nhi 6 tháng
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Chú ý nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt cũng có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn cần lưu ý liều lượng khi sử dụng.
Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai
Để cân nặng tăng hợp lý mà vẫn đủ dưỡng chất, mẹ bầu cần được bổ sung các vitamin và các dưỡng chất thiết yếu dành cho mẹ và thai nhi, bao gồm:
- Vitamin A, B, C, D, E, K: Bổ sung thông qua thực phẩm chứa nhiều nhóm chất này mỗi ngày.
- Canxi: Canxi nhiều trong sản phẩm sữa, váng sữa, sữa chua, trứng…
- Acid folic: Chất này rất quan trọng đối với quá trình phát triển của hệ thần kinh. Axit folic có trong nhiều rau xanh đậm, súp lơ…
- Protein: Cung cấp đầy đủ protein sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo máu, tạo xương, cơ ở bé.
- Sắt: Đủ sắt sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu, giúp dễ dàng vận chuyển oxy, tạo máu và có nhiều ở trứng gà, thịt đỏ, gan lợn gà…
- Kẽm: Kẽm có nhiều ở cá, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là chất vi lượng cần thiết để đảm bảo cân nặng cũng như kích thước vòng đầu của bé. Đồng thời kẽm còn đóng vai trò quan trọng trước và sau sinh.
- Iot và omega-3 cũng rất cần thiết cho bé.
Một khi đã bước vào thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi phát triển toàn diện. Lúc này, dinh dưỡng của em bé hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Vì vậy mẹ bầu tuyệt đối không ăn kiêng quá nhiều khi mang thai, bởi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao so với bình thường để đảm bảo duy trì hoạt động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, nước ối…
Những hạn chế trong chế độ sinh hoạt để đảm bảo cân nặng thai nhi 6 tháng
- Phụ nữ mang thai nên tránh làm việc trên cao hay ngâm mình lâu dưới nước. Và nên chú trọng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức phù hợp với sức khỏe của bản thân.
- Vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ cả ngày.
Mẹ bầu cần tập dục nhẹ nhàng trong thai kỳ
- Ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng một ngày, kèm thêm ngủ trưa.
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh lo âu phiền muộn.
- Đảm bảo môi trường sống, ở, làm việc sạch sẽ, tránh bụi bẩn, khói thuốc lá.
- Bước sang tháng thứ 6 mẹ bầu nên hạn chế đi đường xa. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng để cơ thể lưu thông máu tốt.
- Kiêng đi giày dép cao. Nên chọn đôi dép thấp, đi chậm rãi, nhẹ nhàng để phòng bị trượt ngã..
- Phòng tránh trầm cảm khi mang thai bằng cách luôn tạo niềm vui mỗi ngày. Chị em nên thư giãn thoải mái, nghe nhạc, xem các video hài để tạo nhiều tiếng cười. Nên chia sẻ với chồng và người thân để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Giúp phòng tránh hiện tượng trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng tinh thần của cả mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Những lưu ý và hạn chế để đảm bảo được sức khỏe và cân nặng thai nhi tháng thứ 6 và cả khi sinh nở về sau mẹ nhé!