Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết trên người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công việc dễ dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi lần tắm cho bé như một cuộc chiến vậy.
Hãy cùng BebéCare theo dõi bài viết Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất mẹ nên áp dụng dưới đây để có thể biết cách tắm cho trẻ đúng cách và đơn giản mà không làm bé khó chịu nhé!
Thời gian tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Tắm vào buổi sáng: theo các chuyên gia khung giờ tốt nhất để tắm cho bé yêu là khoảng 10-11 giờ. Vào thời gian này, thân nhiệt bé dường như đã ổn định. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên cân nhắc theo mùa để cân đối thời gian phù hợp cho bé.
Tắm vào buổi chiều: nên tắm cho bé vào khoảng 15-16 giờ, lúc này nhiệt độ trong ngày cũng khá ổn định, là khoảng thời gian bé sẽ cảm thấy thoải mái nhất.
Bố mẹ cũng nên thận trọng không tắm cho bé lúc bé đang buồn ngủ, mệt mỏi, bé đang đói hoặc thân nhiệt không ổn định. Chỉ cần đảm bảo các điều kiện này, bé yêu sẽ thích thú với việc được bố mẹ tắm gội và sức đề kháng của bé cũng tốt hơn.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng nhất
Việc mẹ cần làm đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ vật dụng để tắm cho trẻ, dưới đây là những vật dụng mẹ cần chuẩn bị:
- Chậu tắm, chậu rửa mặt: đây là đồ dùng quan trọng nhất trong việc tắm cho trẻ. Mẹ nên chọn mua một chậu tắm vững chắc và thăng bằng, nên đặt một tấm lót cao su để cho trẻ không bị trượt. Mẹ nên mua loại chậu lớn vì trẻ sẽ lớn rất nhanh nên loại chậu này có thể dùng đến khi trẻ 3 tuổi.
- Khăn tắm, khăn xô nhỏ, khăn lau người: gồm có khăn rửa mặt và khăn tắm cho trẻ, khăn xô 4 lớp có độ thấm hút tốt để quấn cho trẻ sau khi tắm và khăn choàng để quấn phía bên ngoài.
- Xà phòng (dầu gội dành cho trẻ em): mẹ nên chọn loại sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh có độ pH trung tính, công thức dịu nhẹ để không gây kích ứng da trẻ. Tuy nhiên, làn da trẻ rất mong manh nên mẹ không cần dùng dầu gội và sữa tắm thường xuyên chỉ cần tắm gội cho trẻ bằng nước sạch là được rồi.
- Nhiệt kế đo nhiệt độ nước: nhiệt độ nước tắm cho trẻ vô cùng quan trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da mỏng manh của trẻ. Vì thế, cần chuẩn bị nhiệt kế đo nhiệt độ nước các mẹ nhé. Nhiệt độ nước phù hợp để tắm cho trẻ trong khoảng 38 – 40°C kể cả khi tắm cho trẻ vào mùa hè hay mùa đông.
- Đồ thay (quần áo lót, quần áo thường đã lộn đúng chiều mặc, đặt sẵn bỉm): về chất liệu, mẹ nên chọn quần áo được làm từ 100% chất cotton, mềm mại, thoáng mát và thấm hút tốt. Mẹ nên để ý đến đường may, chỉ thừa, phần tay áo hay chân quần.. để đảm bảo trẻ của mẹ có thể mặc thoải mái nhất.
Mẹ có thể bế trẻ hoặc đặt trẻ nằm trên chiếc lưới tắm dành riêng cho trẻ để tắm dễ dàng hơn.
Tắm cho trẻ sơ sinh giúp da được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, có lợi cho các cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng tắm thế nào cho đúng các mẹ hãy tham khảo các bước tắm cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây:
Bước 1: Lau mặt
Dùng 1 chiếc khăn xô ẩm và ấm lau mặt cho trẻ theo thứ tự từ đầu mắt đến đuôi mắt, mũi, má, tai và cằm. Phần xung quanh miệng và dưới cằm là nơi sữa và nước bọt của trẻ thường xuyên chảy ra cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
Bước 2: Gội đầu
Sau khi làm ướt đầu trẻ bằng nước ấm, gội cho trẻ bằng bọt xà phòng hoặc dầu gội đầu dành cho trẻ em. Sau đó, dùng nước ấm để xả sạch bọt xà phòng. Đừng quên che một tay lên trán của trẻ để tránh bọt xà phòng chảy hoặc bắn vào mắt trẻ.
Bước 3: Tắm
Sau khi gội đầu cho trẻ xong mẹ nên tắm theo thứ tự ngực, tay, bụng, chân, lưng, mông, bẹn. Xòe bàn tay trẻ ra rồi rửa sạch. Đặc biệt, rửa kĩ những bộ phận có nếp gấp như cổ, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân…
Để làm sạch cơ thể trẻ, mẹ có thể sử dụng nước thường hoặc xà phòng dưỡng ẩm nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, chú ý làm sạch vùng da dưới cánh tay, sau tai, các kẽ quanh cổ và trong khu vực quấn tã. Và không quên làm sạch vị trí giữa các ngón tay và ngón chân của trẻ. Để vệ sinh lưng và mông của trẻ, mẹ hãy nắm lấy nách trẻ, đồng thời cho trẻ nằm trên cánh tay và cẩn thận ngả người trẻ về phía trước. Đối với vùng nhạy cảm thì mẹ nên sử dụng một miếng vải mềm và sạch, thêm một ít xà phòng dịu nhẹ thấm nước ấm để làm sạch bộ phận sinh dục của trẻ rồi lau xuống phần hậu môn.
Bước 4: Rửa sạch xà phòng
Dùng nước ấm để rửa sạch bọt xà phòng trên người trẻ 1 lần nữa nhé.
Bước 5: Lau người
Nhẹ nhàng đặt trẻ lên khăn tắm đã chuẩn bị sẵn, xoa nhẹ để lau sạch nước trên da. Chú ý lau kỹ vị trí có nếp gấp vì vị trí này dễ đọng nước.
Nhiệt độ pha nước tắm cho trẻ sơ sinh
Chú ý:
Nhiệt độ nước để tắm thích hợp là khoảng 38-40 độ C. Dù sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ nước rồi thì cũng vẫn nên thử nước bằng mặt trong khuỷu tay để chắc chắn hơn. Mẹ cũng nên chuẩn bị nước nóng để thêm vào khi nước bị nguội bớt. Khi thêm nước, chú ý để không gây bỏng cho trẻ và rót từng chút một.
Không nên tắm cho trẻ quá lâu, khoảng 5-10 phút là được. Khi rốn chưa rụng và chưa liền sẹo (trong vòng 2 tuần sau sinh), nên tắm cho trẻ từng phần, không nhúng toàn thân trẻ vào nước.
Nếu trẻ không ra mồ hôi nhiều hoặc khi trời lạnh thì không cần tắm hàng ngày, tránh làm mất lớp bã nhờn trên da.
Tránh tắm khi trẻ đói bụng hoặc ngay sau khi bú, nên đợi khoảng 30 phút sau bữa bú; nên tắm trong khung giờ giống nhau mỗi ngày.
Đối với trẻ chưa rụng rốn
Đây là giai đoạn bé mới được 1-2 tuần tuổi vì vậy các mẹ lưu ý không nên tắm cho bé quá sớm.
Bước 1: Các mẹ bế bé nhẹ nhàng trên tay, lấy tay giữ đầu bé. Dùng khăn mền nhúng nước ấm và lau mắt cho bé.
Lưu ý: Tránh nước vào tai, mắt và rốn của bé.
Bước 2: Từ từ vốc nước lên và gội đầu cho bé
Bước 3: Làm ướt người bé nhẹ nhàng, dùng khăn mền hoặc tay lau người bé. Chú ý lau sạch vùng bẹn, cổ, nách, cổ tay cho bé để tránh bị hăm.
Bước 4: Thoa sữa tắm (nếu có) và xả nước hết bọt và bế bé lên dùng khăn mền bao lấy bé.
Bước 5: Lau sạch người bé sau đó bôi kem chống hăm và mặc tã cho bé.
Đối với trẻ đã rụng rốn
Khi này bé đã cứng cáp hơn. Các mẹ có thể tự tin hơn về việc tắm cho bé.
Bước 1: Cởi đồ của bé vào ôm bé
Bước 2: Mẹ dùng khăn mền lau mắt, tai cho bé. Dùng tay hoặc khăn lấy nước gội đầu cho bé.
Bước 3: Từ từ thả bé bào chậu nhưng vẫn giữ cổ bé, xoa xà phòng lên cơ thể bé.
Bước 4: Nhấc bé qua chậu nước khác và rửa sạch xa phông và vết bẩn. Chú ý vùng cổ, tay, bẹng, nạch.
Bước 5: Bế bé lên và lấu khăn lau sạch cho bé.
Cần làm gì sau khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Sau khi tắm xong, có thể trẻ sẽ khát nước, mẹ hãy cho trẻ bú nếu trẻ muốn để làm dịu cơn khát.
- Rốn: khi tắm xong, mẹ dùng tăm bông hoặc miếng cotton lau xung quanh rốn trẻ bằng cồn 70° để tránh viêm nhiễm.
- Tai: ráy tai trẻ có thể tự rơi ra ngoài một cách tự nhiên nên không cần dùng tăm bông cho vào tai trẻ. Mẹ chỉ cần giữ đầu trẻ để đề phòng trẻ cử động gây nguy hiểm rồi dùng tăm bông lau nước ở phần tai ngoài của trẻ.
- Mũi: dùng tăm bông lau lỗ mũi. Không cho tăm bông vào sâu bên trong.
- Tóc: mẹ có thể chải tóc nhẹ nhàng bằng lược dành cho trẻ.
Lợi ích khi tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc tắm cho bé đúng cách giúp cơ thể bé sạch sẽ, không bị hăm tả. Ngoài ra, tắm đúng cách có thể khiến bé thư giản khi tắm, không khiến bé khóc nháo và sợ mỗi lần đi tắm.
Trên đây là bài viết Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất mẹ nên áp dụng mà BebéCare đã gửi đến các bạn. Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách tắm đúng cho trẻ để biến thời gian tắm trở thành niềm vui thích, sự thoải mái cho cả bố mẹ và trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo để tự tin hơn trong việc chăm sóc con yêu của mình nhé!