Mang thai là quá trình có rất nhiều sự thay đổi ở cơ thể, trong đó do sự tác động của hormone khiến bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ hơn. Đây là giai đoạn bị mất ngủ và ngủ khó nhất trong toàn bộ thai kỳ của các mẹ bầu.
Với tần suất đi tiểu nhiều lần, các bà bầu thường không thoải mái, thêm cân nặng cơ thể tăng đáng kể, phải chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn, các bà bầu thường khó ngủ và khá tỉnh táo vào ban đêm. Nhưng ở 3 tháng cuối thai kỳ, lại rất dễ mệt mỏi và buồn ngủ, thậm chí là ngủ nhiều hơn 10 tiếng. Như vậy có nguy hiểm đến mẹ và bé không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
Nguyên nhân bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ
Sự gia tăng và thay đổi các hormone khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu gây nên những cơn buồn ngủ kéo dài. Ngoài ra do kích thước và trọng lượng thai nhi lớn hơn tạo áp lực lên nhiều cơ quan, các bộ phận cơ thể cũng hoạt động nhiều hơn bình thường khiến cơ thể mẹ nhanh chóng mất sức, mệt mỏi. Từ đó, cơ thể luôn muốn nghỉ ngơi.
Hiện tượng buồn ngủ khi mang thai là vấn đề rất bình thường và không có ảnh hưởng xấu gì đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, buồn ngủ lại gây ra không ít sự khó chịu đối với mẹ. Bởi vì, buồn ngủ sẽ gây cản trở trong quá trình mẹ bầu hoạt động hoặc làm việc hàng ngày từ đó khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, dễ bị trì trệ.
Đồng thời nếu mẹ không ngủ, cố chống lại cơn buồn ngủ thì cơ thể sẽ dễ mắc các trường hợp mệt mỏi hay chóng mặt. Thậm chí mẹ bầu có thể gặp các biến chứng thai sản nguy hiểm như sảy thai, sinh non, tiền sản giật,…
Bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ nhiều có tốt không?
Mặc dù đối với phụ nữ mang thai việc ngủ được là rất tốt nhưng không đồng nghĩa với việc mẹ bầu nên ngủ nhiều hơn mức bình thường. Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai ngủ được là tốt nhưng không đồng nghĩa với việc mẹ bầu ngủ nhiều hơn mức bình thường. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt nhất, ngoài chất lượng giấc ngủ thì mẹ cũng cần đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Việc bà bầu tháng cuối ngủ nhiều sẽ khiến quỹ thời gian vận động và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bị giảm xuống. Sự mất cân bằng này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong trường hợp mẹ bầu chỉ quan tâm đến giấc ngủ mà không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi thì sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:
- Ngủ nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thuyên tắc mạch phổi, bởi vì nằm lâu sẽ tạo điều kiện cho các khối máu tĩnh mạch ở chân di chuyển lên tĩnh mạch phổi và gây tắc nghẽn.
- Ngủ nhiều làm giảm thời gian hoạt động và thể dục, tình trạng nếu kéo dài có thể dẫn đến cứng cơ.
- Mức đường huyết có thể tăng lên khi ngủ nhiều và dễ dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
Như vậy, việc ngủ quá nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt nhất, mẹ bầu cần có những giấc ngủ chất lượng. Lưu ý, ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt và có thể gây ra hàng loạt hệ lụy khác cho sức khỏe.
Xem thêm các chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung trong thời kỳ mang thai tại đây
Cách giải quyết vấn đề bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ
Để có thể hạn chế tình trạng bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ hãy thực hiện theo các lưu ý dưới đây:
Một ngày ngủ ít nhất đủ 8 tiếng: ngủ nhiều vào buổi tối từ 21h đến 6h sáng, trưa có thể nghỉ thêm thêm 30 phút đến 1 tiếng. Điều này sẽ giúp mẹ tăng cường sức khỏe và hạn chế việc buồn ngủ trong ngày. Tránh ngủ trưa quá nhiều khiến cho mẹ trằn trọc mất ngủ ban đêm.
Tập thể dục hợp lý và đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản khi mang thai như: đi bộ, tập yoga,… để tăng cường sức khỏe, tính dẻo dai cho cơ thể, giúp cho quá trình ngủ được sâu giấc và ngon, còn giúp cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, dễ dàng, giảm bớt nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, canxi, sắt…
Tham gia các hoạt động ngoài trời, trò chuyện cùng bạn bè sẽ ngăn chặn được việc buồn ngủ khi rảnh rỗi.
Mẹ nên tuân thủ giờ giấc đi ngủ và thức dậy đều đặn hàng ngày. Thời gian “vàng” để bắt đầu giấc ngủ là trước 11 giờ đêm và thức dậy vào 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Uống đủ nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sự trao đổi chất bên trong cơ thể cũng như giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên không nên uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là sau 9h tối vì sẽ gây mất ngủ cho mẹ khi phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh.
Khám sức khỏe và khám thai định kỳ. Đặc biệt nếu buồn ngủ trầm trọng thì nên hỏi ý kiến chuyên gia để có biện pháp kịp thời.
Không làm việc quá sức, tránh những công việc nặng nhọc.
Để đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn, bà bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng, stress trước khi ngủ.
Đặc biệt cần tránh dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, tivi.. để không làm cho đầu óc căng thẳng mệt mỏi. Thay vào đó, hãy lựa chọn bài nhạc du dương hoặc đọc sách để giúp đầu óc thư giãn và thoải mái, dễ ngủ hơn.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay bất kì biện pháp nào để tránh buồn ngủ vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ
Sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi làm cho mẹ bầu khó tìm được tư thế thoải mái để ngủ. Tư thế giúp mẹ bầu buồn ngủ 3 tháng cuối thai kỳ ngủ ngon hơn là tư thế nằm nghiêng về phía bên trái, đồng thời chân phải gấp lại và chân trái duỗi ra, mẹ có thể thay đổi sang phải cho bớt mỏi người.
Đây là tư thế tốt nhất cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai. Với tư thế nằm này còn sẽ giúp em bé trong bụng bà bầu được cử động dễ dàng hơn, đồng thời giảm bớt áp lực từ tử cung lên bàng quang, thận,…và giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn.
Nếu bà bầu nằm nghiêng khi ngủ thì nên kê thêm một chiếc gối hay chiếc chăn mỏng êm ái, dễ chịu dưới chân để gác.
Đặt một chiếc gối giữa hai chân nhằm giảm áp lực của tư thế nằm lên phần xương chậu của bà bầu.
Chọn đệm cứng hơn bình thường (không quá mềm như là nệm bông ép) sẽ giúp bạn nâng cao được chất lượng giấc ngủ hơn. Loại nệm cứng còn giúp bà bầu không bị đau lưng, cổ … và cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ngủ dậy.
Tuyệt đối không nằm sấp trong suốt quá trình mang thai. Tư thế này sẽ khiến cản trở việc hô hấp và cung cấp đủ lượng oxy cho thai nhi trong bụng.
Không nằm gục xuống bàn có thể gây tình trạng thiếu oxy cho cả cơ thể mẹ và thai nhi. Và nếu có làm văn phòng, bà bầu nên mang theo một chiếc gối kê lưng để có thể ngả lưng một khi ngủ trưa hay cảm thấy mệt mỏi.
Bài viết trên đã chia sẻ về nguyên nhân khi gặp tình trạng buồn ngủ ở giai đoạn cuối thai kỳ, cũng như các cách hạn chế. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công và bảo đảm được giấc ngủ tốt nhất khi mang thai.
Mẹ cần giải đáp thắc mắc gì trong suốt thai kỳ hãy liên hệ bebecare nhé!