Cai sữa cũng được xem là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Để cai sữa cho bé thành công, mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức để quá trình cai sữa cho bé diễn ra dễ dàng và khoa học nhất. Cùng tìm hiểu cách cai sữa và những thời điểm vàng nên cai sữa cho bé dưới bài viết sau đây mẹ nhé!
Cai sữa cho bé là gì?
Cai sữa là khi mẹ ngưng cho bé bú. Sau khi cai sữa, bé sẽ không bao giờ bú sữa mẹ nữa.
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng đã đến lúc cần cai sữa cho bé. Về vấn đề nên cai sữa cho bé vào lúc nào thì không thể có một khái niệm nhất định, bởi vì còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Theo “Tổ chức vệ sinh thế giới” khuyến cáo, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi mới cai sữa.
Chú ý không nên cai sữa khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dứt sữa mẹ quá sớm không những không thể kịp thời bổ sung protein và nhiệt năng cần thiết cho trẻ sơ sinh mà còn dễ khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.
5 thời điểm vàng mẹ nên cai sữa cho bé
Thời điểm thứ nhất
Bé gần 1 tuổi và có thể tự ngồi thẳng hay lăn trái bóng mà không cần sự trợ giúp từ mọi người hay môi trường xung quanh. Lúc này, bé đã cứng cáp, hệ thần kinh cũng như hệ vận động đang phát triển và dần trở nên cứng cáp hơn. Như vậy có thể thấy, nếu “cách ly” khỏi sữa mẹ thì bé vẫn tự trang bị được sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân bên ngoài.
Thời điểm thứ hai
Bé có thể bập bẹ nói liên tiếp 2 – 3 từ hoặc những câu ngắn. Đây là giai đoạn mà hệ thần kinh não bộ của bé phát triển mạnh mẽ và các giác quan như vị giác, thính giác, thị giác cũng hoàn thiện và phát triển hơn. Giai đoạn này, bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500 – 600ml/ngày.
Thời điểm thứ ba
Bé ăn được cháo và cơm nhão. Đây thời điểm mà bé đang ở 1,5 – 2 tuổi, hệ tiêu hóa đang hoàn thiện, phát triển mạnh và khi trẻ có khả năng nhai, nuốt nghĩa là hệ tiêu hóa đã phát triển. Mẹ nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình, có lợi trong việc phát triển trí tuệ của bé.
Thời điểm thứ tư
Bé có thể nhận biết và phân biệt được màu sắc – đây là giai đoạn mà nhận thức của bé phát triển mạnh. Lúc này, bạn có thể thay đổi màu sắc núm vú để khiến cho bé không còn nhận ra núm vú của mẹ, từ đó bé sẽ dần cảm thấy màu sắc cũng như hình dáng của bầu vú mẹ không còn quen thuộc và sẽ ngưng bú.
Thời điểm thứ năm
Bé có thể tự leo lên – xuống cầu thang. Đạt đến mức độ này, trẻ đã gần hai tuổi hoặc hơn hai tuổi. Đây là độ tuổi được các bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ nhi khoa khuyên nên cai sữa.
Trường hợp đặc biệt
Trong những trường hợp mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú,… thì cần cho bé cai sữa ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Các bước tiến hành cai sữa cho bé
Khi cai sữa cho bé sẽ dễ khiến bé khó thích ứng về mặt tâm lý. Vì vậy trước đó, mẹ cần làm những công tác hỗ trợ để hành trình cai sữa cho con được thuận lợi hơn.
Mẹo để cai sữa cho con là giảm thời gian bú, cho bé bú thưa dần hoặc ăn no trước khi bú.
Bước đầu, mỗi ngày mẹ chỉ nên giảm một lần bú mẹ so với trước đây, đồng thời có thể thay thế bằng sữa ngoài hay thức ăn dặm.
Sau đó, cách vài ngày lại giảm thêm số lần bé bú sữa mẹ, tăng lượng thức ăn dặm lên. Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.
Mẹ cũng đừng quên dỗ dành, khích lệ trong suốt quá trình cai sữa, để bé dần dần rời xa vú mẹ. Có thể bắt đầu cai sữa mẹ bằng cách ngưng các cữ bú ban ngày trước, vẫn cho bé bú đêm hay trước khi ngủ. Các cữ bú đêm hay trước khi ngủ thường là những cữ bú cuối cùng bị cắt.
Mẹo cai sữa nhanh có thể áp dụng cho bé
Dạy trẻ học cách dùng ly uống nước hay uống sữa: uống sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất cần thiết, bên cạnh chế độ ăn dặm. Để hiệu quả cao, tốt nhất mẹ nên mua chiếc ly có hai tay cầm và màu sắc, hoa văn dễ thương và gần gũi. Điều này giúp thu hút bé hơn. Hoặc bố mẹ có thể làm mẫu để trẻ bắt chước, dần hình thành thói quen sau này.
Tập cho trẻ quen hương vị sữa ngoài: giảm tỷ lệ sữa mẹ lại, tăng tỷ lệ sữa công thức lên cho đến khi trẻ hoàn toàn uống được sữa ngoài.
Những lưu ý khi mẹ cai sữa cho bé
Mẹ cai sữa cho bé phải kiên quyết, không mềm lòng do dự. Khi cai sữa mẹ, đa số các bé sẽ khó thích nghi và có biểu hiện khóc quấy. Nhiều mẹ sẽ trở nên do dự và cho bé ngậm vú mình để dỗ dành. Hành động này của mẹ càng khiến quá trình cai sữa khó khăn và kéo dài hơn.
Không nên áp dụng phương pháp cai sữa truyền miệng. Nên thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ hay lời tư vấn từ các trung tâm uy tín.
Không cai sữa cho trẻ khi đang bệnh hoặc mới vừa khỏi bệnh. Bị bệnh hoặc vừa giảm bệnh, chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của trẻ còn rất yếu. Nếu mẹ cai sữa lúc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng hồi phục của trẻ.
Không nên chọn mùa hè để cai sữa cho bé. Mùa hè thời tiết nóng bức, các men hỗ trợ tiêu hóa trong dạ dày, đường ruột của trẻ bị giảm đi. Do đó làm cho trẻ không muốn ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng kém đi, không kịp thích ứng với sữa ngoài và thức ăn dặm. Bởi vậy, hãy cai sữa cho bé vào thời tiết dễ chịu, thoáng mát.
Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu, vì trời quá nóng bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, còn trời quá ẩm hay quá lạnh bé dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp.
Sau khi cai sữa cho con, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ…), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả.
Giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình và ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy, vì vậy mẹ nên duy trì cho bé bú mẹ, để bé có kháng thể từ sữa mẹ giúp chống lại bệnh tật cho bé. Khi cảm thấy bé có thể chấp nhận những thực phẩm thay thế sữa mẹ thì lúc đó mẹ mới nên cai sữa hoàn toàn.
Bài viết trên đã cung cấp một vài thời điểm mẹ có thể cai sữa cho bé, quá trình cai sữa cũng nên được thực hiện một cách từ từ để con dần thích nghi mẹ nhé. Chúc các mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và việc cai sữa trở nên dễ dàng hơn.